ROE là gì ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE ?



1. Chỉ số ROE là gì?

ROE là viết tắ của Return On Equity (ROE) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán.


Nếu phân tích kỹ, sẽ có rất nhiều thông tin thú vị về KQKD cũng như bức tranh tài chính của doanh nghiệp ẩn sau chỉ số này.

2. Cách tính chỉ số ROE

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu các bạn 2 cách xác định chỉ số ROE.

#Cách 1: Tính chỉ số ROE trực tiếp thông qua báo cáo tài chính

Bạn có thể dễ dàng tính toán chỉ số ROE từ Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp, được công bố định kỳ hàng quý và hàng năm.

Công thức tổng quát:

Ví dụ: Tính ROE của cổ phiếu VHC năm 2020



ROE là gì ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE ?

Tử bảng trên ta thấy được Lợi nhuận sau thuế (LNST) của VHC năm 2020 là: 719 Tỷ.

ROE là gì ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE ?

💚💚💚 Xem thêm cách tính NIM của ngân hàng

Tiếp đến ta tính vốn chủ sở hữu bình quân: Tức là lấy bình quân VCSH đầu năm 2020 với cuối năm 2020: VCSH ( Bình quân)= (5176 tỷ + 4877 tỷ)/2 = 5027 tỷ.

Tính ROE = LNST/VCSH ( Bình quân)= (719 tỷ/ 5027 tỷ)*100% = 14 %


# Cách 2: Lấy chỉ số ROE qua những nguồn dữ liệu có sẵn trên trang Cafef

Để thuận tiện hơn, ngoài cách tự tính, bạn có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu trên trang Cafef.

Trên trang này thường tính sẵn các chỉ số tài chính, bạn chỉ cần lấy những số liệu này từ Website của họ.

  • Bước 1: Truy cập vào trang  Cafef sau đó nhập mã cổ phiếu VHC
ROE là gì ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE ?

  • Bước 2: Kéo xuống phía dưới bạn sẽ tìm được mục các chỉ số tài chính tại đây
ROE là gì ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE ?

3. Ý nghĩa của chỉ số ROE

ROE cho bạn thấy:Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.

Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn.

Cụ thể:

Chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số ROE thông thường sẽ ở mức 15.4%.

Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE ?

ROE là gì ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE ?

Để tìm hiểu xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến ROE thì ta sử dụng công thức Dupon tức là ta sẽ tách nhỏ công thức tính ROE bên trên ra nhỏ hơn:

ROE=LNST/VCSH=Biên lợi nhuận ròng * Vòng quay tài sản * Tỷ lệ đòn bẩy

Trong đó:
  • Biên lợi nhuận ròng = LNST/DT ( Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu )
  • Vòng quay tài sản = DT/TS  ( Doanh thu/Tài sản )
  • Tỷ lệ đòn bẩy = TS/VCSH ( Tài sản/Vốn chủ sở hữu )
Vậy khi xét đến yếu tố ảnh hưởng đến ROE ta sẽ xét 3 yếu tố trên và từ đó kết luận xem ROE cao hay thấy và nguyên nhân dẫn đến tăng giảm ROE là do yếu tố nào.


Nguyễn Chí Phương

Hướng dẫn mua chứng chỉ quỹ TCBF và TCEF qua tài khoản chứng khoán TCBS


Nếu bạn là một nhà đầu tư bận rộn cũng như không có nhiều kiến thức chuyên môn về tài chính, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn để theo dõi sàn giao dịch hàng ngày hàng giờ, cũng khó có thể nắm chi tiết tình hình tài chính lẫn các thông tin về tình hình kinh doanh của các công ty để định giá cổ phiếu của công ty đó – tuy nhiên, khi đầu tư vào quỹ Mở, các chuyên gia về tài chính có thể giúp bạn thực hiện rất tốt công việc này.


Bước 1.  Lập tài khoản giao dịch TCBS chỉ mất 3 phút


  • Nếu bạn đã có tài khoản TCBS rùi thì bỏ qua bước này

  • Nếu bạn chưa có thì hãy mở tài khoản tại đây 100% miễn phí 100% online chỉ mất 3 phút
Bước 2. Đăng nhập vào tài khoản TCBS vừa lập ở bước 1


Hướng dẫn mua chứng chỉ quỹ TCBF và TCEF

Khi đăng nhập xong rồi thì giao diện bên trong sẽ như hình dưới


Hướng dẫn mua chứng chỉ quỹ TCBF và TCEF


Tại đây bạn chọn mục Qũy => Đặt lệnh quỹ

Tiếp đó sẽ đi đến giao diện đặt lệnh mua chứng chỉ quỹ

Hướng dẫn mua chứng chỉ quỹ TCBF và TCEF


Tại đây bạn sẽ chọn chứng chỉ quỹ cần mua và đặt số tiền cần mua chứng chỉ quỹ ( Số lượng chứng chỉ quỹ bạn mua được sẽ = số tiền bạn đặt mua/ giá trị hiện tại của 1 chứng chỉ quỹ ). Bạn có thể xem hình minh họa phía bên trên.

Ví dụ: bạn đặt tiền mua quỹ TCBF là 4,000,000 vnđ và giá 1 chứng chỉ quỹ ngày hôm đó là 20,000 vnđ thì số lượng chứng chỉ quỹ (CCQ) bạn mua được là: 4,000,000 / 20,000 = 200.

Bước 3. Nhấn đặt mua => Là xong

Chỉ đơn giản thế thôi bạn đã sở hữu cho mình những chứng chỉ quỹ đầu tư cổ phiếu và trái phiếu hiệu quả rồi nhé.


Nguyễn Chí Phương


Ưu đãi khủng khi mở mới tài khoản chứng khoán TCBS

  

1. Người được giới thiệu khi nhập mã giới thiệu:

- Được thưởng iXu tương đương 0.1% giá trị giao dịch mua thành công sản phẩm Trái phiếu iBond đầu tiên và Chứng chỉ Quỹ iFund đầu tiên (không giới hạn giá trị phần thưởng).

- Và giao dịch cổ phiếu miễn phí* áp dụng cho 100 triệu VNĐ tổng giá trị giao dịch trong vòng 1 năm kể từ khi được giới thiệu giao dịch cổ phiếu.

​(*) TCBS thu hộ 0.03%/ giao dịch cho Sở GDCK.

Một người được giới thiệu có thể hưởng đồng thời ưu đãi cho cả 3 sản phẩm (trái phiếu, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu).

Để mở tài khoản chứng khoán TCBS chỉ 3 phút hãy bấm vào đây:


2. Thời gian và hình thức nhận thưởng

- Thời gian áp dụng: từ 01/08/2020

- iXU ưu đãi theo chương trình này không được dùng để xếp hạng khách hàng theo Chương trình khách hàng thân thiết của TCBS. Khách hàng có thể quy đổi iXU thành tiền mặt, điểm VinID hoặc các quà tặng khác trên tài khoản chứng khoán theo quy định của TCBS.

- Trong mọi trường hợp, phần thưởng iXu được tặng vào tài khoản chứng khoán của Người giới thiệu/ Người được giới thiệu chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo tháng phát sinh giao dịch giới thiệu thành công.

3. Điều kiện, điều khoản áp dụng

- Người được giới thiệu chưa có TKCK tại TCBS hoặc có TKCK nhưng chưa có giao dịch thành công đối với một trong các sản phẩm trái phiếu iBond, chứng chỉ quỹ mở iFund hoặc chưa từng đặt lệnh giao dịch Cổ phiếu.

- Mỗi Người được giới thiệu có tối đa 3 mã giới thiệu được ghi nhận (tương ứng với lần giao dịch thành công đầu tiên Trái phiếu iBond/ Chứng chỉ quỹ mở iFund và thực hiện giao dịch Cổ phiếu đầu tiên).

- Phần thưởng được quy đổi thành iXu theo tỷ lệ 1.000 VNĐ = 1 iXu. Khi thưởng iXu vào tài khoản khách hàng, phần lẻ iXu sẽ được làm tròn. Phần thưởng nếu chưa đủ 1 iXu sẽ được bảo lưu và được chi trả khi đạt tròn 1 iXU trở lên.

- Đối với Trái phiếu iBond, ưu đãi 0.1% áp dụng cho giao dịch mua thành công đầu tiên Trái phiếu iBond của Người được giới thiệu, do Người được giới thiệu tự đặt trên TCInvest và có nhập mã người giới thiệu, bên bán là TCBS hoặc là tổ chức phát hành trong trường hợp phát hành trái phiếu sơ cấp mà TCBS đóng vai trò đại lý phân phối. Không áp dụng cho Trái phiếu do TCBS phát hành. Không áp dụng cho mua bán Trái phiếu qua hệ thống iConnect.

- Đối với Chứng chỉ quỹ iFund, ưu đãi 0.1% áp dụng cho giao dịch mua thành công đầu tiên Chứng chỉ quỹ iFund của Người được giới thiệu, do Người được giới thiệu tự đặt trên TCInvest và có nhập mã người giới thiệu, bên phân phối là TCBS. Không áp dụng cho sản phẩm FlexiCash.

- Ngày/ Tháng Giới Thiệu giao dịch cổ phiếu được tính là ngày/ tháng Người được giới thiệu nhập mã giới thiệu trong lần giao dịch cổ phiếu đầu tiên trên tài khoản của mình.

- Việc miễn phí giao dịch cổ phiếu áp dụng đồng thời cho 100 triệu giá trị giao dịch đầu tiên. Người được giới thiệu giao dịch cổ phiếu trong vòng 1 năm kể từ ngày đầu tiên của Tháng Giới Thiệu giao dịch cổ phiếu. Khách hàng giao dịch theo biểu phí thông thường áp dụng cho khách hàng, phần chênh lệch giữa phí giao dịch thông thường này và phí TCBS thu hộ Sở GDCK 0.03% sẽ được TCBS quy đổi thành iXu và hoàn trả vào tài khoản chứng khoán của khách hàng.

Ví dụ, trong khoảng thời gian từ ngày 10.7.2020. Bạn được giới thiệu mở tài khoản tại TCBS và bắt đầu giao dịch cổ phiếu lần đầu tiên. Thì người giới thiệu sẽ được giao dịch cổ phiếu miễn phí áp dụng cho 100 triệu VNĐ tổng giá trị giao dịch kể từ ngày 1.7.2020 đến ngày 31.7.2021 ( Điều kiện là phải nhập mã dưới thiệu của người giới thiệu là: 105C403906 hoặc 0917303906 ).

Thật tuyệt với phải không chỉ cần nhập mã giới thiệu của mình bạn đã tiết kiệm cho mình phí giao dịch chứng khoán cho 100 Tr đầu tiên. Chúc bạn đầu tư thành công !

4. Hướng dẫn nhập mã giới thiệu:

Tại màn hình giao dịch bạn chỉ cần nhập mã giới thiệu của mình (105C403906) vào mục: : " Được dưới thiệu bởi " như hình bên dưới là được.




Nguyễn Chí Phương


So sánh phí dịch vụ của các công ty chứng khoán



Khi giao dịch chứng khoán các loại phí mà mọi người cần nắm rõ đó là:

  • Phí giao dịch: Là mức phí môi giới, đây là phí mà bạn bạn có thể đặt lệnh, gỡ lệnh và bên sàn giao dịch thực hiện thay cho mọi người. Lưu ý phí giao dịch sẽ có sự khác nhau giữa giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu niêm yết và chưa niếm yết…
  • Phí ứng tiền trước: Có phí ứng tiền bán chứng khoán, có nghĩa là bạn đã bán cổ phiếu của mình nhưng theo quy định thì tiền sẽ mất 1 – 2 ngày mới về tài khoản, nhưng cần tiền gấp bên công ty chứng khoán sẽ xem xét lại cho mọi người ứng trước số tiền bán được đó. Và việc ứng đó sẽ có tính phí
  • Phí lưu ký: là khoản chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.
  • Phí chuyển tiền sở hữu: Có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu hay trái phiếu tại một công ty chứng khoán nào đó, nhưng muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có phí để bên công ty chứng khoán tiến hành việc chuyển quyền sở hữu.
  • Phí tư vấn: Bên cạnh các dịch vụ môi giới thì các công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn, cung cấp cho mọi người thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, mua khi nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho người tư vấn đó.
  • Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên các sàn mọi người phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để mua cổ phiếu/ trái phiếu và việc nạp tiền đó được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.
  • Phí rút tiền : Tương tự sau khi bạn đầu tư có lời hoặc không có nhua cầu giao dịch thì muốn rút tiền mặt hay rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản chứng khoán đó thì phải trả phí cho việc rút tiền.
  • Phí chuyển khoản chứng khoán: Bên cạnh việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu thì mọi người còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.
  • Phí cấp lại Sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu 1 số lượng cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ ký quỹ thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho mọi người sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó tại công ty và khi sổ hoặc giấy đó bị mất mọi người muốn cấp lại là phải mất phí.
  • Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hay đang nghi ngờ tài khoản chứng khoán của mình có vấn đề thì có thể tiến hành phong tỏa tài khoản và số chứng khoán mà bản thân đang có đó, việc phong tỏa sẽ được tính phí.
  • Phí mở tài khoản chứng khoán: Đó là phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.
  • Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy, để kiếm tra số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiều thì cũng sẽ được tính phí theo phương thức xác nhận.
  • Và còn nhiều loại phí khác, nhưng trên đó là các mức phí cơ bản nhất mọi người nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán tại bấy kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở Việt Nam.

Phí giao dịch chứng khoán tcbs ( Của ngân hàng Techcombank )

Phí giao dịch chứng khoán tcbs

>>> Đây là sàn có mức phí giao dịch thấp và nhiều tính năng nhất hiện nay


Phí giao dịch vndirect

Phí giao dịch vndirect

Phí giao dịch chứng khoán ssi

Phí giao dịch chứng khoán ssi

Phí giao dịch chứng khoán vps

Phí giao dịch chứng khoán vps

Phí giao dịch chứng khoán mbs

 

Phí giao dịch chứng khoán mbs
Phí giao dịch chứng khoán vbs

Phí giao dịch chứng khoán vbs

Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất ?

Theo Thông tư số 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch của các  công ty chứng khoán được quy định trong khung từ 0.15%-0.5% trên tổng giao dịch. Tuy nhiên với Thông tư 127/2018/TT-BTC, Bộ Tài Chính đã  loại bỏ mức sàn phí giao dịch và chỉ giới hạn mức trần là 0.5% trên tổng số tiền giao dịch.

Công ty chứng khoán có mức giao dịch thấp nhất:

Nói chung về cơ bản là các công ty chứng khoán để mức giá sàn sàn với nhau nên tính cạnh tranh không được xét theo phí giao dịch.


Nguyễn Chí Phương 


Phân tích báo cáo tài chính cổ phiếu ngân hàng - P3




Đối với ngành ngân hàng lưu chuyển tiền tệ đứng một mình không quá quan trọng, nó chỉ có ý nghĩa khi kết hợp cùng với bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cổ phiếu ngân hàng
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cổ phiếu ngân hàng

💚💚💚 Xem thêm hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS 100% online


Hiện nay (2019) ngân hàng nhà nước kiểm soát rất chặt tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại, đặc biệt là yếu tố an toàn vốn, tỷ lệ cho vay ngắn hạn và dài hạn trên huy động v.v..Do đó nếu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngân hàng nào được phép trả cổ tức bằng tiền mặt là một chỉ báo ngầm rằng ngân hàng đó có chất lượng tài sản tốt, có tỷ lệ an toàn vốn cao.

Trên đây là những nguyên tắc chung khi đọc và đánh giá từng báo cáo tài chính của ngân hàng, đối với mỗi ngân hàng lại có các đặc điểm riêng có của mình vì thế khi phân tích cần linh hoạt trong việc đánh giá và kết hợp chặt chẽ cả 3 báo cáo tài chính cvới thuyết minh báo cáo tài chính sao cho sát với thực tế nhất.

>>> Xem thêm phần 1 tại đây

>>> Xem thêm phần 2 tại đây



Nguyễn Chí Phương


Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?


Trong đầu tư chứng khoán, có 2 ngày đặc biệt thường được nhắc đến mà nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ. Đó là: Ngày giao dịch không hưởng quyền và Ngày đăng ký cuối cùng.


💚💚💚 Xem thêm hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS 100% online

1. Ngày giao dịch không hưởng quyền

Là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không nhận được các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ hay quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

Mục đích của ngày này là để doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông (đang sở hữu cổ phiếu) để thực hiện quyền.

2. Ngày đăng ký cuối cùng

Là ngày chốt danh sách cổ đông sở hữu chứng khoán để thực hiện quyền của cổ đông.

Tại ngày chốt danh sách, cổ đông có tên trong danh sách sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…


Ngày đăng ký cuối cùng là ngày làm việc liền sau Ngày giao dịch không hưởng quyền.


💚💚💚 Xem thêm cách tính NIM của cổ phiếu ngân hàng

Tại sao lại có ngày đăng ký cuối cùng và ngày giao dịch không hưởng quyền?

Theo quy định, thời hạn thanh toán là T+2 đối với các giao dịch bình thường. Tức là sau 02 ngày làm việc, thì chứng khoán hoặc tiền sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.

Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phiếu trước hoặc sau Ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách) thì sẽ không có tên trong danh sách, vì giao dịch chưa được thanh toán, nên nhà đầu tư sẽ không được hưởng quyền.

Để có tên trong danh sách cổ đông được hưởng quyền thì nhà đầu tư mua cổ phiếu TRƯỚC Ngày giao dịch không hưởng quyền. 

Ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền:

Một doanh nghiệp công bố tạm ứng chi trả cổ tức tỷ lệ 15% (tương ứng 1.500 đồng/CP).

Ngày GDKHQ là ngày 6/6 (thứ 6). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 9/6 (thứ 2).

Như vậy, nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu từ ngày 6/6 trở đi thì sẽ không nhận được quyền hưởng cổ tức lần này.

Muốn nhận cổ tức, nhà đầu tư cần mua cổ phiếu trước ngày 6/6. Vì vào ngày 9/6, tất cả cổ đông có tên trong sổ đăng ký mới nhận được quyền nhận cổ tức trên. 


Nguyễn Chí Phương

Phân tích báo cáo tài chính cổ phiếu ngân hàng - P2



Thu nhập lãi thuần 

Thu nhập lãi thuần cổ phiếu ngân hàng

💚💚💚 Xem thêm hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS 100% online

Đây là khoản giống như lợi nhuận gộp của 1 doanh nghiệp, đối với ngân hàng chính là chênh giữa lãi thu được từ cho vay trừ đi giá vốn huy động các khoản đó, thu nhập lãi thuần là khoản thu nhập chính và trọng yếu của ngân hàng.

Thu nhập lãi thuần tăng mạnh hơn so với thu nhập lãi, minh chứng NIM của ngân hàng ngày càng cao và càng hiệu quả.


Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ


Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cổ phiếu ngân hàng

Ở Việt Nam thì khoản thu nhập này thường khá thấp do tính chất thiếu đa dạng trong các sản phẩm ngoài tín dụng cũng như khả năng khai thác khách hàng còn chưa cao.

Đối với ngân hàng nào có tỷ lệ lãi từ dịch vụ ngày càng tăng cao một cách ổn định và chiếm tỷ trọng lớn thường được đánh giá rất cao, và nó giúp giảm thiểu rủi ro phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng (Ở Việt Nam hiện nay có TCB, VCB, VPB là những ngân hàng có tỷ lệ lãi thuận từ hoạt động dịch vụ lớn nhất tính đến cuối năm 2018)


Lãi thuần từ hoạt động khác


Lãi thuần từ hoạt động khác cổ phiếu ngân hàng

Đây là hoạt động không trọng yếu, trong cơ cấu lãi từ hoạt động này thông thường chiếm tỷ trọng lớn là từ việc thu hồi nợ xấu đã sử dụng dự phòng xử lý.

Đối với các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt (trích lập dự phòng tỷ lệ cao) thông thường khoản thu nhập này thường cao.

Trong việc định giá cổ phiếu cần thiết phải tách bạch lãi từ hoạt động này với thu nhập lãi thuần để có đánh giá hợp lý về khả năng sinh lời bền vững


Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng


Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cổ phiếu ngân hàng

Khoản mục này cần thiết kết hợp với phân loại nhóm nợ và trái phiếu đặc biệt VAMC trong Bảng cân đối kế toán để có thể có những đánh giá sát nhất về việc xử lý nợ xấu của ngân hàng đang ở giai đoạn nào; chất lượng tài sản ra sao.

Một số ngân hàng có chi phí dự phòng tín dụng lớn trong kỳ hiện tại, và khiến cho chỉ số LLR (dự phòng/ nợ xấu) vượt quá 100%, thì nôm na gọi là ngân hàng đang trích lập vượt quá để dành lợi nhuận cho tương lai. Chúng ta có thể thấy rất rõ ở VCB, ACB trong những năm 2015-2016.


Lợi nhuận sau thuế


Lợi nhuận sau thuế cổ phiếu ngân hàng

Đây là kết quả cuối cùng ghi nhận từ hoạt động của của ngân hàng, nếu như tài sản của ngân hàng vẫn chưa sạch (nợ xấu lớn, trái phiếu VAMC còn nhiều) thì LNST không có nhiều ý nghĩa.

Nếu tài sản của doanh nghiệp đã sạch (đã xử lý nợ xấu mạnh tay, trái phiếu VAMC không còn nữa) thì kết quả này là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả sinh lời của ngân hàng (VCB, ACB, MBB, TCB là những ngân hàng có tài sản sạch do đó LNST rất có ý nghĩa lớn)

>>> Xem tiếp Phần 3 tại đây 


Nguyễn Chí Phương


Phân tích báo cáo tài chính cổ phiếu ngân hàng - P1


Ngành Ngân hàng hiện nay và trong tương lai sẽ luôn là một ngành lớn có tác động mạnh và toàn diện lên thị trường chứng khoán. Tại Việt Nam hiện nay (tháng 3/2019) trên cả 3 sàn niêm yết chứng khoán có tới 17 ngân hàng được niêm yết, với tổng vốn hóa khoảng 830.000 tỷ đồng (37 tỷ USD) chiếm 25% vốn hóa toàn thị trường, lớn hơn bất cứ ngành nào đã được niêm yết.

Ngành ngân hàng quan trọng là vậy và là thử thách rất lớn đối với các nhà đầu tư cá nhân chúng ta phân tích đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư. Đặc biệt khi nhìn vào báo cáo tài chính của Ngân hàng, nhiều nhà đầu tư sẽ bối rối với một ma trận các khoản mục và không đơn giản như xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thông thường. Nhân đây mình cũng xin chia sẻ cách nhìn tổng quan những yếu tố quan trọng nhất trong báo cáo tài chính của ngành này để bạn tham khảo. Trước tiên ta chúng ta cần hiểu đặc điểm của ngành Ngân hàng, đây là ngành kinh doanh tiền với đặc thù chính là huy động và cho vay, do đó các yếu tố quan trọng nhất là: 

1. Giá vốn huy động đầu vào

2. Chất lượng cho vay ra

3. Hiệu quả sinh lời. 

Trong 3 yếu tố này quan trọng nhất chính là chất lượng các khoản cho vay (chất lượng khách hàng).


Cho vay khách hàng
Cho vay khách hàng

💚💚💚 Xem thêm hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS 100% online

Đầu tiên, cần đánh giá tăng trưởng cho vay so với năm trước hoặc so với cùng kỳ như thế nào vì đây là thành phần quan trọng trong cấu thành của tăng trưởng tín dụng của ngân hàng nói cách khác đây là hoạt động kinh doanh chính và trọng yếu nhất của một ngân hàng

Tiếp theo, chúng ta phân tích chất lượng cho vay ra (bằng cách đọc phần thuyết minh báo cáo tài chính), các ngân hàng chia nợ thành 5 nhóm từ nhóm 1-5, giảm dần theo chất lượng nợ và khả năng mất vốn ; trong đó nợ xấu được tính từ nhóm 3-5, khi nghiên cứu chất lượng nợ chúng ta cũng cần chú ý đến kết cấu các nhóm nợ từ 2-5 có hợp lý hay không, bởi có nhiều ngân hàng cố ý đẩy nợ xấu lên nhóm 2 để làm đẹp báo cáo tài chính của mình.


Chất lượng cho vay của ngân hàng
Chất lượng cho vay của ngân hàng

💚💚💚 Xem thêm tính năng mới giúp định giá cổ phiếu của TCBS

Thứ ba, đánh giá tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng: Có rất nhiều ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và họ trích lập dự phòng vượt quá yêu cầu của ngân hàng nhà nước rất nhiều, ngay cả các nhóm nợ không cần trích 100% thì họ cũng trích lập đầy đủ. Do đó ngân hàng nào trích vượt quá nhiều sẽ có cơ hội hoàn nhập lợi nhuận những năm sau, hay nói cách khác chất lượng lợi nhuận của những ngân hàng này cao hơn (đây là lý do nhiều người vẫn thường hay nói đến ngân hàng giấu lãi); Ngược lại những ngân hàng nào có tỷ lệ trích lập thấp so với yêu cầu thật thì vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phải trích lập thêm ở những năm sau, vì thế chất lượng lợi nhuận thực sự không cao.


Dự phòng nợ xấu ngân hàng
Dự phòng nợ xấu ngân hàng

Những năm gần đây chúng ta thường nghe nói đến nợ xấu chuyển cho VAMC (công ty mua bán và xử lý nợ xấu), tuy nhiên trên bảng cân đối kế toán không có chỗ nào ghi VAMC cả mà nó nằm trong mục chứng khoán đầu tư (nếu có), chúng ta đọc thuyết minh báo cáo tài chính phần chứng khoán đầu tư sẽ biết được ngân hàng có còn nợ xấu với mức bao nhiêu đang để tại VAMC.

Nếu trái phiếu VAMC không còn cho thấy ngân hàng hiện có tài sản khá sạch, các khoản nợ xấu lớn đã được giải quyết xong.

Nếu trái phiếu VAMC vẫn còn cho thấy ngân hàng vẫn trong quá trình xử lý nợ xấu lớn từ giai đoạn hoạt động trước đó, chất lượng tài sản cơ bản chưa sạch.

trái phiếu VAMC
Trái phiếu VAMC

Lãi phải thu đến từ 3 nguồn tài sản sinh lời bao gồm: 

Nợ nhóm 1, trái phiếu nắm giữ, cho vay liên ngân hàng. Trong đó, riêng trái phiếu trả lãi định kỳ theo Quý/ 6 tháng/ 1 năm, nên thường sẽ có độ trễ lớn. Cơ cấu tài sản sinh lãi khác nhau sẽ khiến cho tỷ lệ lãi phải thu khác nhau trên tổng cơ cấu nợ. Tuy vậy, các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt thường có lãi phải thu khá thấp ví dụ như: ACB, MBB, VCB là những ngân hàng có khoản này thấp nhất tính đến cuối 2018.

Ngược lại lãi phải thu cao thì rất có thể hàm ý ngân hàng tiềm ẩn nhiều nợ xấu, trong trường hợp này để đánh giá được xem lãi phải thu có khoảng bao nhiêu đến từ nợ xấu đòi hỏi người phân tích phải thấu hiểu đặc điểm của từng ngân hàng riêng biệt để xác định xem tỷ trọng lãi phải thu đến từ trái phiếu là bao nhiêu, đến từ các khoản nợ còn lại là bao nhiêu.


Các khoản lãi, phí phải thu của ngân hàng
Các khoản lãi, phí phải thu của ngân hàng

Trong đó nguồn quan trọng nhất đến từ tiền gửi của khách hàng, nguồn này sẽ mang tính ổn định hơn so với các nguồn vốn khác. Hơn nữa, nguồn tiền từ tiền gửi không kỳ hạn do khách hàng sử dụng các dịch vụ và để tiền trong tài khoản là thế mạnh để các Ngân hàng gia tăng thu nhập bởi chi phí nguồn huy đông này rất rẻ

Tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác, thông thường nguồn này một phần lớn đến từ huy động liên ngân hàng, với đặc điểm thường là ngắn hạn và không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào biến động lãi suất trên liên ngân hàng. Một số ngân hàng có tỷ lệ tiền vay liên ngân hàng cao (VD VIB) sẽ bị ảnh hưởng thanh khoản mạnh nếu thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn như 2008, 2010.

Phát hành giấy tờ có giá, đây cũng là 1 nguồn thứ yếu trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng, ngoài ra chi phí của nguồn này khá cao.

 

vốn chủ sở hữu ngân hàng
vốn chủ sở hữu ngân hàng

Còn về phần vốn chủ sở hữu. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng nào có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại lớn hoặc (và) thặng dư vốn cổ phiếu nhiều cũng phần nào mình chứng ngân hàng làm ăn có hiệu quả cao.


>>> Xem tiếp phần 2 tại đây



Nguyễn Chí Phương 


Phân tích cổ phiếu FRT

 


1. Sức khỏe tài chính của cổ phiếu FRT


Sức khỏe tài chính của cổ phiếu FRT
Sức khỏe tài chính của cổ phiếu FRT


1.1. Có chi trả cổ tức nhưng tỷ lệ không cao lắm
=> Tương đối tốt
1.2. Nợ vay/VCSH > 1.3 do vậy cho thấy nợ vay của doanh nghiệp tương đối lớn ( Kể cả việc tính Nợ vay ròng/VCSH cũng rất cao)
=> Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không an toàn

1.3. Tỷ lệ chiếm dụng vốn trung bình khoảng 1,2 tương đối tốt cho thấy lợi thế cạnh tranh và khả năng đàm phán tốt của doanh nghiệp.
=> Tương đối tốt

1.4. Tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng, điều này phản ánh doanh nghiệp có đầu tư mở rộng, đồng thời việc tồn kho tăng mạnh phù hợp với ngành nghề kinh doanh bán lẻ.
=> Tốt

==> Sức khỏe tài chính công ty không tốt vì nợ vay tương đối lớn ( Mặc dù đầu tư tài chính nhiều nhưng mới chỉ có quý 1 năm 2021 là DTTC mới bù được chi phí tài chính, đây cũng có thể là tín hiệu tốt cho việc vay với lãi suất thấp về cho vay với lãi suất cao hơn, nhưng cần theo dõi thêm các quý tới )

2. Hiệu quả kinh doanh của cổ phiếu FRT


Hiệu quả kinh doanh của cổ phiếu FRT
Hiệu quả kinh doanh của cổ phiếu FRT

💚💚💚 Xem thêm cách tính giá cổ phiếu điều chỉnh sau nhận cổ tức


2.1. KQKD: Doanh thu tăng qua từng năm nhưng năm 2019 tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm mạnh cho thấy mảng kinh doanh chính là điện thoại và laptop đang có dấu hiệu chững lại. LNR giảm đặc biệt năm 2019 giảm là do tăng trích lập dự phòng cho trương trình F.Friends và Subsidy đồng thời tăng tốc việc mở chuỗi cửa hàng long châu và thực hiện chuyển đổi số. Năm 2020 DT và LNG đều giảm do ảnh hưởng của dịch covid 19. DT quý 1 năm 2021 tăng 12,6% nhưng LNG lại giảm -4,25% so với cùng kỳ năm trước do chi phí giá vốn tăng hơn so với tốc độ tăng doanh thu.

2.2. HQKD: BLNG, BLNR và GLNG, GLNR có xu hướng giảm điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty đang chậm lại.

=> Cần theo dõi thêm vì hiện tại để khắc phục việc tăng trưởng đang suy giảm FRT có mở thêm chuỗi cửa hàng thuốc Long châu. Hiện tại thì HQKD của FRT không được khả quan nắm.

2.3. HQSL: Đi cùng xu hướng giảm của tốc độ tăng trưởng GDT, GLNG,GLNR thì ROE cũng đang trên đà đi xuống. Theo Dupont thì ROE giảm chủ yếu do 2 nguyên nhân là Biên LNR giảm và Vòng quay tài sản giảm.

=> Không được tốt lắm, cần theo dõi thêm và điểm hy vọng duy nhất ở đây là chuỗi nhà thuốc long châu


3. Dòng tiền của cổ phiếu FRT


Dòng tiền của cổ phiếu FRT
Dòng tiền của cổ phiếu FRT


3.1. HDSXKD: năm 2018, 2019 âm do tăng mạnh hàng tồn kho, quý 1 năm 2021 âm do tăng mạnh hàng tồn kho => Thể hiện do công ty mở rộng các chuỗi cửa hàng của FPT shop và chuỗi cửa hàng thuốc long châu.

3.2. HDDT: Dòng tiền chủ yếu là cho vay ngân hàng và trả cổ tức

=> Tốt

3.3. HDTC: Dòng tiền chủ yếu từ việc chi trả nợ vay và cổ tức => Không có điểm bất thường.

=> Tốt

Kết Luận: Doanh nghiệp có đầu tư mở rộng có tiềm năng tăng trưởng, nhưng tiềm năng chủ yếu đến từ mảng dược phẩm long châu. Nhưng hiện tại vẫn đang trong giai đoạn mở rộng hiện chưa có lợi nhuận.theo ban lãnh đạo của FRT thì đến năm 2023 thì mới bắt đầu có lãi. 

Như vậy đây là câu chuyện còn dài hơi, vì thế hiện nay chưa nên đầu tư vào FRT ngay mà cần thời gian theo dõi và FRT đã và đang tiến hành chuyển đổi số cho mình, vì thế cũng cần thêm thời gian để xem tính hiệu quả của việc chuyển đổi số như thế nào. 

Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát quý II, III, IV của năm 2021 xem sao. Nếu khả quan thì có thể cân nhắc đầu tư. Mảng chiếm tỳ trọng lớn nhất là bán điện thoại và laptop đã chững lại, không có tín hiệu khởi sắc rõ ràng và bây giờ mọi thứ đều dồn về con át chủ bài Long châu.

Bonus tình hình KT vĩ mô: 

+ Tình hình dịch bệnh tại việt nam đang rất phức tạp chính vì thế sẽ ảnh hưởng mạnh đến ngành bán lẻ, trong đó có FRT, chính vì thế cần phải quan sát thêm tình hình dịch covid và dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ của FRT.


Nguyễn Chí Phương !