Phân tích báo cáo tài chính cổ phiếu ngân hàng - P1

tháng 5 27, 2021 Greenstar 0 Comments


Ngành Ngân hàng hiện nay và trong tương lai sẽ luôn là một ngành lớn có tác động mạnh và toàn diện lên thị trường chứng khoán. Tại Việt Nam hiện nay (tháng 3/2019) trên cả 3 sàn niêm yết chứng khoán có tới 17 ngân hàng được niêm yết, với tổng vốn hóa khoảng 830.000 tỷ đồng (37 tỷ USD) chiếm 25% vốn hóa toàn thị trường, lớn hơn bất cứ ngành nào đã được niêm yết.

Ngành ngân hàng quan trọng là vậy và là thử thách rất lớn đối với các nhà đầu tư cá nhân chúng ta phân tích đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư. Đặc biệt khi nhìn vào báo cáo tài chính của Ngân hàng, nhiều nhà đầu tư sẽ bối rối với một ma trận các khoản mục và không đơn giản như xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thông thường. Nhân đây mình cũng xin chia sẻ cách nhìn tổng quan những yếu tố quan trọng nhất trong báo cáo tài chính của ngành này để bạn tham khảo. Trước tiên ta chúng ta cần hiểu đặc điểm của ngành Ngân hàng, đây là ngành kinh doanh tiền với đặc thù chính là huy động và cho vay, do đó các yếu tố quan trọng nhất là: 

1. Giá vốn huy động đầu vào

2. Chất lượng cho vay ra

3. Hiệu quả sinh lời. 

Trong 3 yếu tố này quan trọng nhất chính là chất lượng các khoản cho vay (chất lượng khách hàng).


Cho vay khách hàng
Cho vay khách hàng

💚💚💚 Xem thêm hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán TCBS 100% online

Đầu tiên, cần đánh giá tăng trưởng cho vay so với năm trước hoặc so với cùng kỳ như thế nào vì đây là thành phần quan trọng trong cấu thành của tăng trưởng tín dụng của ngân hàng nói cách khác đây là hoạt động kinh doanh chính và trọng yếu nhất của một ngân hàng

Tiếp theo, chúng ta phân tích chất lượng cho vay ra (bằng cách đọc phần thuyết minh báo cáo tài chính), các ngân hàng chia nợ thành 5 nhóm từ nhóm 1-5, giảm dần theo chất lượng nợ và khả năng mất vốn ; trong đó nợ xấu được tính từ nhóm 3-5, khi nghiên cứu chất lượng nợ chúng ta cũng cần chú ý đến kết cấu các nhóm nợ từ 2-5 có hợp lý hay không, bởi có nhiều ngân hàng cố ý đẩy nợ xấu lên nhóm 2 để làm đẹp báo cáo tài chính của mình.


Chất lượng cho vay của ngân hàng
Chất lượng cho vay của ngân hàng

💚💚💚 Xem thêm tính năng mới giúp định giá cổ phiếu của TCBS

Thứ ba, đánh giá tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng: Có rất nhiều ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và họ trích lập dự phòng vượt quá yêu cầu của ngân hàng nhà nước rất nhiều, ngay cả các nhóm nợ không cần trích 100% thì họ cũng trích lập đầy đủ. Do đó ngân hàng nào trích vượt quá nhiều sẽ có cơ hội hoàn nhập lợi nhuận những năm sau, hay nói cách khác chất lượng lợi nhuận của những ngân hàng này cao hơn (đây là lý do nhiều người vẫn thường hay nói đến ngân hàng giấu lãi); Ngược lại những ngân hàng nào có tỷ lệ trích lập thấp so với yêu cầu thật thì vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phải trích lập thêm ở những năm sau, vì thế chất lượng lợi nhuận thực sự không cao.


Dự phòng nợ xấu ngân hàng
Dự phòng nợ xấu ngân hàng

Những năm gần đây chúng ta thường nghe nói đến nợ xấu chuyển cho VAMC (công ty mua bán và xử lý nợ xấu), tuy nhiên trên bảng cân đối kế toán không có chỗ nào ghi VAMC cả mà nó nằm trong mục chứng khoán đầu tư (nếu có), chúng ta đọc thuyết minh báo cáo tài chính phần chứng khoán đầu tư sẽ biết được ngân hàng có còn nợ xấu với mức bao nhiêu đang để tại VAMC.

Nếu trái phiếu VAMC không còn cho thấy ngân hàng hiện có tài sản khá sạch, các khoản nợ xấu lớn đã được giải quyết xong.

Nếu trái phiếu VAMC vẫn còn cho thấy ngân hàng vẫn trong quá trình xử lý nợ xấu lớn từ giai đoạn hoạt động trước đó, chất lượng tài sản cơ bản chưa sạch.

trái phiếu VAMC
Trái phiếu VAMC

Lãi phải thu đến từ 3 nguồn tài sản sinh lời bao gồm: 

Nợ nhóm 1, trái phiếu nắm giữ, cho vay liên ngân hàng. Trong đó, riêng trái phiếu trả lãi định kỳ theo Quý/ 6 tháng/ 1 năm, nên thường sẽ có độ trễ lớn. Cơ cấu tài sản sinh lãi khác nhau sẽ khiến cho tỷ lệ lãi phải thu khác nhau trên tổng cơ cấu nợ. Tuy vậy, các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt thường có lãi phải thu khá thấp ví dụ như: ACB, MBB, VCB là những ngân hàng có khoản này thấp nhất tính đến cuối 2018.

Ngược lại lãi phải thu cao thì rất có thể hàm ý ngân hàng tiềm ẩn nhiều nợ xấu, trong trường hợp này để đánh giá được xem lãi phải thu có khoảng bao nhiêu đến từ nợ xấu đòi hỏi người phân tích phải thấu hiểu đặc điểm của từng ngân hàng riêng biệt để xác định xem tỷ trọng lãi phải thu đến từ trái phiếu là bao nhiêu, đến từ các khoản nợ còn lại là bao nhiêu.


Các khoản lãi, phí phải thu của ngân hàng
Các khoản lãi, phí phải thu của ngân hàng

Trong đó nguồn quan trọng nhất đến từ tiền gửi của khách hàng, nguồn này sẽ mang tính ổn định hơn so với các nguồn vốn khác. Hơn nữa, nguồn tiền từ tiền gửi không kỳ hạn do khách hàng sử dụng các dịch vụ và để tiền trong tài khoản là thế mạnh để các Ngân hàng gia tăng thu nhập bởi chi phí nguồn huy đông này rất rẻ

Tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác, thông thường nguồn này một phần lớn đến từ huy động liên ngân hàng, với đặc điểm thường là ngắn hạn và không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào biến động lãi suất trên liên ngân hàng. Một số ngân hàng có tỷ lệ tiền vay liên ngân hàng cao (VD VIB) sẽ bị ảnh hưởng thanh khoản mạnh nếu thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn như 2008, 2010.

Phát hành giấy tờ có giá, đây cũng là 1 nguồn thứ yếu trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng, ngoài ra chi phí của nguồn này khá cao.

 

vốn chủ sở hữu ngân hàng
vốn chủ sở hữu ngân hàng

Còn về phần vốn chủ sở hữu. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng nào có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại lớn hoặc (và) thặng dư vốn cổ phiếu nhiều cũng phần nào mình chứng ngân hàng làm ăn có hiệu quả cao.


>>> Xem tiếp phần 2 tại đây



Nguyễn Chí Phương 


You Might Also Like

0 nhận xét: