So sánh phí dịch vụ của các công ty chứng khoán
Khi giao dịch chứng khoán các loại phí mà mọi người cần nắm rõ đó là:
- Phí giao dịch: Là mức phí môi giới, đây là phí mà bạn bạn có thể đặt lệnh, gỡ lệnh và bên sàn giao dịch thực hiện thay cho mọi người. Lưu ý phí giao dịch sẽ có sự khác nhau giữa giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu niêm yết và chưa niếm yết…
- Phí ứng tiền trước: Có phí ứng tiền bán chứng khoán, có nghĩa là bạn đã bán cổ phiếu của mình nhưng theo quy định thì tiền sẽ mất 1 – 2 ngày mới về tài khoản, nhưng cần tiền gấp bên công ty chứng khoán sẽ xem xét lại cho mọi người ứng trước số tiền bán được đó. Và việc ứng đó sẽ có tính phí
- Phí lưu ký: là khoản chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.
- Phí chuyển tiền sở hữu: Có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu hay trái phiếu tại một công ty chứng khoán nào đó, nhưng muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có phí để bên công ty chứng khoán tiến hành việc chuyển quyền sở hữu.
- Phí tư vấn: Bên cạnh các dịch vụ môi giới thì các công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn, cung cấp cho mọi người thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, mua khi nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho người tư vấn đó.
- Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên các sàn mọi người phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để mua cổ phiếu/ trái phiếu và việc nạp tiền đó được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.
- Phí rút tiền : Tương tự sau khi bạn đầu tư có lời hoặc không có nhua cầu giao dịch thì muốn rút tiền mặt hay rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản chứng khoán đó thì phải trả phí cho việc rút tiền.
- Phí chuyển khoản chứng khoán: Bên cạnh việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu thì mọi người còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.
- Phí cấp lại Sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu 1 số lượng cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ ký quỹ thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho mọi người sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó tại công ty và khi sổ hoặc giấy đó bị mất mọi người muốn cấp lại là phải mất phí.
- Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hay đang nghi ngờ tài khoản chứng khoán của mình có vấn đề thì có thể tiến hành phong tỏa tài khoản và số chứng khoán mà bản thân đang có đó, việc phong tỏa sẽ được tính phí.
- Phí mở tài khoản chứng khoán: Đó là phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.
- Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy, để kiếm tra số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiều thì cũng sẽ được tính phí theo phương thức xác nhận.
- Và còn nhiều loại phí khác, nhưng trên đó là các mức phí cơ bản nhất mọi người nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán tại bấy kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở Việt Nam.
Phí giao dịch chứng khoán tcbs ( Của ngân hàng Techcombank )
Phí giao dịch vndirect
Phí giao dịch chứng khoán ssi
Phí giao dịch chứng khoán vps
Phí giao dịch chứng khoán mbs
Phí giao dịch chứng khoán vbs
Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất ?
Theo Thông tư số 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch của các công ty chứng khoán được quy định trong khung từ 0.15%-0.5% trên tổng giao dịch. Tuy nhiên với Thông tư 127/2018/TT-BTC, Bộ Tài Chính đã loại bỏ mức sàn phí giao dịch và chỉ giới hạn mức trần là 0.5% trên tổng số tiền giao dịch.
Công ty chứng khoán có mức giao dịch thấp nhất:
- Công ty chứng khoán TCBS – công ty cổ phần chứng khoán Kỹ Thương Việt Nam
- Công ty chứng khoán FPT
- Công ty chứng khoán VCBS
- Công ty chứng khoán BVSC
- Công ty chứng khoán SSI
Nói chung về cơ bản là các công ty chứng khoán để mức giá sàn sàn với nhau nên tính cạnh tranh không được xét theo phí giao dịch.
Nguyễn Chí Phương
0 nhận xét: