Phân tích cổ phiếu PTB
1. Sức khỏe tài chính của cổ phiếu PTB
|
Kết quả kinh doanh của cổ phiếu PTB |
1.1. Tài sản cố định và TSCĐXDD tăng qua các năm do mở rộng xây dựng thêm các xưởng sản xuất gỗ, xưởng sản xuất đá và các mỏ đá
=> Tốt
1.2. Tồn kho tăng chủ yếu là sản phẩm dở dang đá và gỗ và BĐS và nguyên vật liệu
=> Tốt
1.3. Nợ vay/VCSH nằm trong khoảng 0.8 ~ 1.3 nhưng do đầu tư mở rộng sản xuất nên vẫn chấp nhận được
=> Tốt
1.4. Tỷ lệ chiếm dụng vốn nhỏ hơn 1 ở các năm 2017-2019 và lớn hơn 1 tại năm 2020 và quý I năm 2021 => Tốt do xu hướng đang tăng tức là phần chiếm dụng vốn của cty đang tăng lớn hơn phần bị chiếm dụng vốn.
=> Doanh nghiệp tốt và đang đầu tư mở rộng sản xuất
2. Kết quả kinh doanh của cổ phiếu PTB
|
Kết quả kinh doanh của cổ phiếu PTB |
2.1. Doanh thu và LNG tăng trưởng đều qua các năm từ 2017-2020 =>Tốt
2.2. Doanh thu tài chính và doanh thu khác thấp => Tốt
2.3. LNTT và LNR tăng nhẹ từ năm 2017 - 2019 => Tốt nhưng năm 2020 doanh thu tăng nhưng LNR giảm do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh nên làm chi phí sản xuất tăng cao ( Như giá nguyên liệu, giá cước vận chuyển tăng mạnh) dẫn đến làm suy giảm lợi nhuận nhưng vẫn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2020. Do vậy nguyên nhân suy giảm lợi nhuận do khách quan chứ không thể hiện năng lực kinh donah của doanh nghiệp yếu kém.
(Trong năm 2020 thì mảng xuất khẩu gỗ tăng mạnh doanh thu 42,95% so với năm 2019 đặc biệt là xuất khẩu gỗ sang Mỹ do hưởng lợi làn sóng dịch chuyển đơn hàng ra ngoài Trung quốc. Nhưng mảng kinh doanh oto Toyota thì lại giảm mạnh 41,83% so với cùng kỳ năm 2019. Mảng sản xuất Đá thì duy trì ổn định)
2.4. Qúy I năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận sau thuế so với quý I năm 2020 lần lượt là 16% và 62,3%.
2.5. ROE tương đối cao > 2.3 lãi suất ngân hàng => Tốt
Doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi từ quý I năm 2021. Và dự đoán có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong các quý tới do vẫn hưởng lợi mạnh từ làn sóng dịch chuyển đơn hàng ra ngoài Trung quốc cho mảng gỗ, ngoài ra một số hiệp định thương mại giữa việt nam và EU đã có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 là cơ hội cho xuất nhập khẩu nói chung và mảng xuất khẩu Gỗ và đá của PTB nói riêng (Đây là 2 mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng chính 53% và 25%).
Ngoài ra mảng kinh doanh oto của PTB là điểm trừ vì thị trường oto ngày càng cạnh tranh khốc liệt hiện tại các hãng đang cạnh tranh mạnh về giá và chưa có dấu hiệu dừng lại. Năm 2020 mảng kinh doanh oto chiếm 17,8% tỷ trọng giảm so với năm 2019 là 32%. Cho thấy doanh nghiệp đang dần chuyển tỷ trọng sang 2 ngành có lợi thế hơn là Gỗ và Đá.
3. Dòng tiền của cổ phiếu TPB
|
Dòng tiền của cổ phiếu TPB |
3.1. Dòng tiền dương tăng qua các năm chủ yếu là HĐKD, quý 1 năm 2021 bị âm do tăng mạnh hàng tồn kho cụ thể tăng 91% so với cùng kỳ năm 2020 => Tốt
3.2. Dòng tiền đầu tư âm nhiều năm do mở rộng nhà máy sản xuất gỗ, đá và các mỏ đá => Tốt
3.3. Dòng tiền từ HĐTC dương chủ yếu do vay nợ để đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, hơn nữa tỷ lệ Nợ vay/VCHS không vượt quá tầm kiểm soát => Vẫn chấp nhận được
Kết Luận: Doanh nghiệp tốt nên đầu tư dài hạn, DT và LNG và LNR của Qúy I năm 2021 bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại so với cùng kỳ năm 2020 sau giai đoạn khó khăn bởi covid 19.
Bonus kinh tế vĩ mô:
Trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 3,788 tỷ USD, tăng 44,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt tỷ 2,944 tỷ USD, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi sức mua của toàn cầu cũng như hoạt động sản xuất trong nước, nhưng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đang tăng trưởng rất ấn tượng, vươn lên thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam trong quý I/2021.
Ngoài ra còn hưởng lợi thế từ việc chuyển dịch đơn hàng ra ngoài Trung quốc trong đó có gỗ ( Mảng chiếm tỷ trọng lớn của PTB) và hiệp định thương mại EVFTA có hiệu lực từ 8/2020 cũng là cơ hội lớn cho xuất khẩu gỗ trong tương lai..
Nguyễn Chí Phương !
0 nhận xét: