Cách tính hệ số NIM của ngân hàng
Hệ số NIM (Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Hệ số này rất quan trọng khi bạn muốn đầu tư vào một cổ phiếu ngân hàng nào đó. Hệ số NIM càng cao thì càng thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng đó càng tốt.
Cách tính NIM của ngân hàng:
NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi
Trong đó:
– Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa chênh lệch giữa “thu nhập lãi và thu nhập tương tự” và “chi phí lãi và chi phí tương tự” được lấy trên bảng Kết quả hoạt động kinh doanh (I)
– Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNNVN + Tiền gửi lại các TCTC khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng + Chứng khoán kinh doanh; các số này được lấy trên bảng cân đối tài chính
– Chỉ số này tính theo năm hoặc Tổng 4 quý liên tiếp
+ Theo Năm: Thu nhập lãi thuần theo năm, Tài sản sinh lãi là Trung bình cộng của số đầu năm và cuối năm
+ Theo (x) Quý: Tổng Thu nhập lãi thuấn (x) quý, Tài sản sinh lãi là là trung bình cộng của số (x) quý
Ví dụ: tính NIM của ngân hàng Techcombank năm 2020
+ Phần thu nhập lãi thuần lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của TCB là: 18,751 tỷ đồng
+ Phần tài sản sinh lãi được lấy từ bảng cân đối kế toán năm 2020 là tổng của 10,253 + 28,995 + 8,348 + 275,310 + 84,447 = 407,353 tỷ đồng, sau đó cộng với số tương tự năm 2019 và chia 2 = 381,258 tỷ VND
* Lưu ý: Số liệu trên mình có làm tròn để cho dễ tính
Vậy hệ số NIM của TCB năm 2020 = 18,751/ 381,258 =4.9%
Nguyễn Chí Phương !
0 nhận xét: