Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART

tháng 8 19, 2020 Greenstar 0 Comments



Hôm nay trong khuân khổ bài viết nay mình xin giới thiệu đến bạn phương pháp Smart . Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn. Và có thể phần nào giúp bạn giải quyết một số vấn đề bạn đang gặp phải liên quan đến kế hoạch tài chính của bản thân.

Bạn đang đầu tư nhưng mãi mà những dự định vẫn chưa thành. Bạn muốn đầu tư nhưng càng tìm hiểu thì càng mịt mờ. Bạn bắt đầu đầu tư nhưng càng đi sâu thì càng mông lung. Đây là những khó khăn mà rất nhiều người vẫn thường gặp phải trong đầu tư. Nguyên nhân thì vô vàn, nhưng có một nguyên nhân phổ biến nhất là: bạn chưa thiết lập mục tiêu, hoặc thiết lập mục tiêu chưa đúng.

1. Review lại về mục tiêu trong đầu tư của bạn


Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART
Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART


Trước khi bạn bắt đầu bỏ tiền vào thị trường, hãy tự hỏi mình một câu hỏi:


“Chính xác thì mình đang tích lũy và đầu tư cho cái gì?”


Đây là một câu hỏi mà bạn phải thực sự nghiêm túc tự hỏi và trả lời. Bởi lẽ, để đầu tư cho tương lai, bạn phải cắt giảm chi tiêu ngay từ hiện tại. Rõ ràng, phải có một số mục đích cho sự hy sinh này. Phải là một khoản đầu tư sẽ mang lại cho bạn một sự thỏa mãn và hạnh phúc trong tương lai lớn hơn nhiều so với việc “nướng” số tiền đó vào mong muốn hiện tại.

Nhiều bạn chỉ có ý định là tiết kiệm tiền nhưng khi hỏi tiết kiệm để làm gì ? thì không trả lời được hoặc trả lời qua loa là thì cứ tiết kiệm đấy nhỡ có việc gì cần thì mang ra dùng. Tất nhiên nếu bạn đã có ý thức tiết kiệm tiền như thế là đã quá tốt rồi, đã hơn rất nhiều người ngoài kia, những người chỉ cả ngày nghĩ làm sao để tiêu hết số tiền lương vừa mới nhận được. Vì vậy nếu đã hình thành được thói quen tiết kiệm rồi hãy nâng cấp cho mình thêm một level mới nữa thì sẽ tốt hơn rất nhiều.



Hãy đặt ra cho mình những muc tiêu tài chính cụ thể, rằng mình sẽ làm gì với số tiền mình đã tiết kiệm được hay đang tiết kiệm ? Mục tiêu tài chính trong tương lai của bạn và gia đình là gì ??? Đạt tự do tài chính chẳng hạn hay trở thành triệu phú thậm chí là tỷ phú 😎.

Do vậy, nhận thức được chính xác mục tiêu của mình, là bước quan trọng nhất để bắt đầu thiết lập mục tiêu.


2. Thiết lập mục tiêu hiệu quả với phương pháp SMART


Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART
Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART

💨💨💨 Xem thêm tại sao bạn vẫn chưa tự do tài chính ???


Vậy làm sao để có được một mục tiêu hiệu quả trong đầu tư  hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác? Có nhiều lời khuyên về thiêt lập mục tiêu, nhưng phổ biến nhất là phương pháp SMART:

SMART là từ viết tắt cho khuôn khổ tạo mục tiêu hiệu quả. Nó là viết tắt của 5 tính chất mà một mục tiêu phải có: 

  • Cụ thể (specific)
  • Tính toán và đo lường được (measurable)
  • Khả thi (achievable) 
  • Phù hợp và thực tế (relevant)
  • Có thời hạn (time-bound). 

Phương pháp SMART là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất để đặt ra mục tiêu thực tế và có khả năng hoàn thành. Bạn có thể là người đứng đầu tổ chức gồm 300 người hay chủ doanh nghiệp nhỏ. Hay chỉ đơn giản là người muốn giảm cân. Dù là ai đi nữa, học cách đề ra mục tiêu SMART có thể nâng cao cơ hội thành công của bạn.


Sau đây mình sẽ đi vào chi tiết từng tính chất của phương pháp SMART


phương pháp SMART
Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART



  • Specific – Cụ thể: Mục tiêu được thiết lập cần phải rõ ràng, có lí do, hành động cụ thể. Mục tiêu chung chung thì kế hoạch cũng sẽ mơ hồ, mà kế hoạch không rõ ràng thì làm sao thực hiện được

Ví dụ: Mục tiêu mơ hồ: Tôi muốn trở nên giàu có, Tôi muốn được giảm cân, Tôi muốn mua một chiếc xe ô tô mới xịn xò...vvv 😅😅😅


Ví dụ: Mục tiêu rõ ràng: Tôi muốn độc lập tài chính vào năm 40 tuổi với số tiền là 10 tỷ đồng, Năm nay tôi 30 tuổi tức là còn 10 năm nữa cho mục tiêu độc lập tài chính của tôi. Mỗi thàng tôi sẽ tích lũy 50% thu nhập để đầu tư. Tôi sẽ đầu tư dài hạn vào các kênh cổ phiếu của các công ty hàng đầu, trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư vào quỹ mở ABC. Năm X này tôi sẽ mua một căn nhà cho thuê, Năm Y tôi sẽ mua thêm mảnh đất gần một khu công nghiệp A và xây nhà trọ cho thuê..........




Bạn thấy có sự khác nhau giữa 2 ví dụ trên không ??? Mình nghĩ bạn thừa sức hiểu, rất đơn giản nhưng điều quan trọng là viết nó ra, hãy nhớ viết nó ra.

  • Measurable – Đo được: Thiết lập mục tiêu không nhất thiết phải đi kèm những chỉ số quá phức tạp. Tuy nhiên chắc chắn cần có một cách để đong đếm mức độ hoàn thành mục tiêu. Thiết lập chỉ số này nên đơn giản để bạn dễ dàng nhận thức được bạn đã hoàn thành được đến đâu rồi.

Ví dụ: Mục tiêu ngắn hạn của tôi là từ giờ đến cuối năm sẽ tích lũy được 120 triệu đồng. Mỗi tháng tôi sẽ tích lũy 10 triệu đồng. Và đến giữa năm bạn tổng kết lần 1 xem mình đã đạt được bao nhiêu % mục tiêu rồi. Và cuối năm tổng kết lại xem bạn có hoàn thành mục tiêu không? hay chỉ đạt được bao nhiêu % thôi. Chỉ vậy thôi rất đơn giản phải không ? 😂 Mình thấy đơn giản mà, nhưng không hiểu sao một số bạn thấy nó phức tạp quá vậy.


Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART
Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART


  • Achievable – Khả thi:  Thiết lập mục tiêu phải nằm trong khả năng của bạn. Nếu không, bạn sẽ rất dễ nản lòng khi kế hoạch cho mục tiêu đó bắt đầu vượt quá khả năng của bạn.

Ví dụ: Có ông đặt mục tiêu là tôi sẽ nghỉ đại học và trở thành tỷ phú như Bill Gate. Tôi tin mình sẽ làm được, tôi có ý chí sắt đá. Hay có một số ông hay tham gia các hội nhóm ( Bạn biết nhóm gì rồi đấy, quần áo đầu tóc lúc nào cũng bóng mượt 😆😆😆) hô hào rồi đưa ra mục tiêu tôi sẽ kiếm được 1 tỷ đồng một tháng vào tháng sau và cả một đám phía dưới vỗ tay như ngày giải phóng đất nước vậy. 

Hãy đưa ra mục tiêu có tính khả thi nó vừa với khả năng của bạn thôi hay chỉ cao hơn một chút. Để bạn có đủ năng lực, đủ sự kiên trì, đủ niềm đam mê để theo đuổi và hoàn thành mục tiêu đó. Đừng đặt ra những mục tiêu hão  huyền không thực tế. Nếu không người ta sẽ gọi là " Ngáo mục tiêu đó " 😂

  • Relevant – Thực tế: Mục tiêu của bạn cần được thiết lập dựa trên thực tế, một nhu cầu hay mong muốn mà bạn cần nhất. Bạn sẽ có động lực và nhất là tránh được tư tưởng “có cũng được mà không thì thôi” rất dễ khiến kế hoạch đầu tư bị đứt đoạn.

Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART
Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART




Ví dụ mục tiêu thiết thực: Mục tiêu của tôi là tích lũy tiền để trả hết nợ căn nhà mới mua vào cuối sang năm. Tôi còn nợ là 200 triệu. Và thu nhập hàng tháng của vợ chồng tôi là 20 triệu. Hàng tháng tôi sẽ tiết tiệm 10 triệu đồng. Và sẽ kiếm thêm tiền bên ngoài để phụ vào nữa, tôi dự định sẽ chạy grap sau giờ làm ở công ty...

Mục tiêu rất thực tế, họ cần trả nợ và vạch ra hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Chắc chắn họ sẽ đạt được mục tiêu đó thôi.

Ví dụ mục tiêu không thiết thực: Tôi đặt mục tiêu sẽ mua một chiếc siêu xe với giá là 5 tỷ đồng. Cái này sẽ không thiết thực lắm bạn rất dễ thất bại với mục tiêu này. Vì chiếc siêu xe đó không cần thiết lắm, có cũng được không có cũng chẳng sao. 

  • Time-bound – Có thời hạn: Bạn cần biết đến bao giờ thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đó. Lạm phát có thể khiến việc đạt được mục tiêu trở nên xa dần theo thời gian (lý do tại sao thì bạn có thể xem qua bài viết Lạm phát là gì nhé) Hơn nữa, do nhu cầu và mong muốn của bạn cũng có thể thay đổi theo thời gian, nên bạn càng cần phải xác định rõ: “lúc nào thì tôi sẽ đạt được mục tiêu”.
Như các ví dụ ở trên thời gian cụ thể là rất cần thiết, tôi muốn đến cuối năm nay sẽ tiết kiệm được 120 triệu đồng. Nó rất cụ thể, con số là cuối năm nay tức là tháng 12 bạn phải tiết kiệm được 120 triệu. Nó giúp bạn luôn bám sát mục tiêu, không lơ là với mục tiêu của mình.

3. Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART ngay thôi


Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART
Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART


Khi bạn đã thiếp lập được một mục tiêu hiệu quả, bạn đã đi được một nửa chặng đường. Bước tiếp theo là xây dựng một kế hoạch và thực hiện nó. Đừng nản lòng nếu mục tiêu đầu của bạn không thành công. Hãy coi đó là một bài học để những mục tiêu sau có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. Hãy bám sát mục tiêu mà bạn đã đặt ra, cam đoan là bạn sẽ thấy việc đầu tư đơn giản hơn nhiều đấy. 



Change to be rich !

You Might Also Like

0 nhận xét: