9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền

tháng 2 22, 2021 Greenstar 0 Comments




Tiêu tiền cho chuyên môn, bỏ phí cho tri thức, đầu tư cho bản thân, chỉ khi có được 3 nền tảng này, 9 triết lý cuộc sống sau mới có thể giúp bạn thành toàn nên một cuộc đời hạnh phúc.

Inamori Kazuo, người được biết đến là một trong bốn “huyền thoại kinh doanh” của Nhật Bản, trong cuốn sách mang tên “Cách sống” của mình, ông đã nói rằng: “Phương pháp tư duy quyết định kết quả đời người”.

“Cách sống” là cuốn sách nổi tiếng của Kazuo Inamori, cuốn sách được xuất bản năm 2012. Nội dung cuốn sách là triết lý sống về làm người và các phương pháp giúp đạt được thành công mà ông đúc kết qua quá trình điều hành các công ty trong nhiều năm.

Trong cuốn “Cách sống” có 9 triết lý cuộc sống giúp bạn nâng cao khả năng kiếm tiền.

1. Nguyên tắc bỏ ra


9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền
 9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền

💚💚💚 Xem thêm EQ và IQ cái nào quan trọng hơn ???

Bản chất của “bỏ ra” đó là giải quyết vấn đề cho người khác, khi giải quyết được cho người khác vấn đề nào đó, bạn mới đạt được cái gọi là lợi mình lợi người.

Inamori Kazuo trong cuốn sách có đề cập tới một giá trị quan mang tên “lợi người”, thực ra hiểu đơn giản thì nó chính là văn hóa “bỏ ra”. Nếu tỉ mẩn quan sát, bạn sẽ phát hiện ra, tất cả những người thành công đều sở hữu cho mình tư duy “văn hóa bỏ ra”.


Trên nền tảng Tiktok, một vị giáo sư về tài chính đã đưa ra một ví dụ rất thú vị về tiền bạc rằng, người giàu xem tiền như hạt giống, mùa xuân họ gieo trồng, mùa thu họ sẽ thu hoạch được nhiều hơn; trong khi người nghèo lại xem tiền như bỏng ngô, “rang” một phát ra một đống, rồi sau đó ăn hết.

Gieo trồng chính là văn hóa bỏ ra, mặc dù khi gieo trồng, bạn cũng không thể biết được bao giờ mới hái được quả. Nhưng chỉ khi không ngừng gieo hạt, bạn ít nhất mới có thể biết được đại khái. Có rất nhiều người vì không biết sẽ có được cái gì, nên không muốn gieo trồng, càng chỉ muốn xem hạt giống là ngô rồi đem đi nổ thành bỏng rồi ăn cho vui mồm.

Suy cho cùng chẳng phải cũng chỉ là sợ khổ, sợ thiệt thôi ư!

2. Nguyên tắc mục tiêu


9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền
 9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền


💚💚💚 Xem thêm 5 bước kiếm tiền trong đầu tư BĐS

Đáng sợ hơn cả không nỗ lực đó là nỗ lực mà không có mục tiêu.

80% mọi người không thể sống một cuộc sống tốt hơn, phần lớn đều tới từ việc không có mục tiêu, đây là một chuyện vô cùng đáng sợ. Cũng giống như văn hóa bỏ ra vậy, bạn không thể cứ tùy tiện đâm đầu vào làm cái gì đó mà không biết là làm để làm gì, chỉ khi có mục tiêu và phương hướng, sự bỏ ra của bạn mới có giá trị.

NGUYÊN TẮC MỤC TIÊU

Nhưng trên thực tế, người có mục tiêu rõ ràng lại chẳng được bao người, đây chính là cái bẫy của sự nỗ lực và chăm chỉ không đem lại hiệu quả. Mục tiêu giống như ngọn hải đăng trên biển vậy, không có phương hướng thì làm sao tới được đất liền?

Không có mục tiêu, mọi nỗ lực cuối cùng rồi cũng sẽ chỉ như cánh hoa mỏng manh trên mặt nước, chỉ cần nước lăn tăn nhẹ một chút thôi, cánh hoa cũng sẽ có thể trôi dạt đi bất cứ đâu, không rõ đích đến.

3. Nguyên tắc hành động

Biết mà làm được ngay thì mới có ý nghĩa. Biết nhưng không làm, trông thì có vẻ như là vấn đề về năng lực, nhưng về mặt bản chất nó lại là vấn đề của mục tiêu. Nếu nói, khoảng cách giữa biết và làm là 1km, vậy thì từ làm được cho tới mục tiêu là 100km, từ mục tiêu cho tới hoàn thành mục tiêu lại là 1000km.

Chúng ta thường xuyên nghe thấy rằng “đạo lý biết thì rất nhiều nhưng vẫn không sống tốt được một đời”, vậy thì tại sao biết nhưng vẫn không làm được? Trên thực tế, tất cả những cái mà bạn cho là mình biết, phần lớn đều chỉ là đi được 1km.

NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG

Người biết thực sự, sẽ phá vỡ 1km ấy, để tiếp tục đi nốt 100km, 1000km tiếp theo. Bởi lẽ thứ để đo lường cái biết đó của bạn chỉ có thể là hành động. Nhưng hành động lại cần phải được thiết lập trên một cơ sở mục tiêu nhất định, hành động mà thiếu đi sự “ủng hộ” của mục tiêu, vậy thì nó cũng sẽ không có chút ý nghĩa nào.

4. Nguyên tắc đơn giản

Nắm vững cái bản chất, làm sao để đơn giản hóa những điều phức tạp.

Đơn giản, trông thì có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, có hơn 80% người không biết bản chất của đơn giản nằm ở đâu. Đơn giản, nghĩa là có thể nhìn thấu hiện tượng, nắm bắt bản chất của sự vật, biến điều phức tạp thành giản đơn, cuối cùng giải quyết vấn đề với ít quy trình nhất có thể.

NGUYÊN TẮC ĐƠN GIẢN

Đơn giản quan trọng ra sao? Cứ nhìn Apple thì biết, chỉ một nút bấm, đánh bại tất cả các loại điện thoại di động, chiếm phân ngạch lớn thị trường điện thoại.

Nhưng, nhìn thấu được bản chất lại không phải là năng lực mà ai cũng có, nó cần tới một năng lực tư duy logic mạnh mẽ và chất lượng tư duy rõ ràng. Và thứ quyết định chất lượng logic và tư duy lại chính là hệ thống kiến thức mà mỗi người sở hữu, nếu không có hệ thống kiến thức phong phú, rất khó có thể có được chất lượng tư duy tốt, và tất nhiên cũng không thể tìm ra được bản chất của sự việc.

5. Nguyên tắc diễn tập


9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền
 9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền

Thành công cần diễn tập, để tránh tổn thất, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và thất bại

Diễn tập ở đây ý chỉ trước khi làm một việc gì đó, trong đại não sẽ âm thầm tính ra được quá trình và cả kết cục. Giải pháp được tạo ra bởi quá trình tính toán này được gọi là diễn tập.

Cũng giống như trước mỗi buổi hòa nhạc vậy, cần phải trải qua nhiều lần diễn tập, nếu không khi xảy ra vấn đề sẽ không biết cách hoặc kịp thời xử trí. Chỉ khi diễn tập thì mới biết vấn đề xảy ra ở đâu, rồi tìm cách giải quyết, tránh lúc làm thật rồi lại xuất hiện thiết xót. Đây chính là một kiểu diễn tập.

Số lần diễn tập càng nhiều, tỷ lệ thất bại sẽ càng ít. Nhiều khi, chúng ta không chỉ phải diễn tập bên trong não bộ, mà còn phải diễn tập trong phạm vi nhỏ trong thực tế, làm vậy sẽ giúp ta tránh được những sai xót lặt vặt không đáng có, tăng tỷ lệ thành công lên mức cao nhất.

6. Nguyên tắc suy ngẫm

Thất bại không đáng sợ, đáng sợ là thất bại nhiều lần ở cùng một chỗ. Có câu, thất bại là mẹ của thành công. Nhưng tôi cho rằng, thất bại trước giờ chưa từng là mẹ của thành công, sau khi thất bại, biết tự suy ngẫm và thay đổi thì mới là mẹ của thành công.

NGUYÊN TẮC SUY NGẪM

Trên con đường hoàn thành mục tiêu, thất bại là điều tất yếu, và nó hoàn toàn không đáng sợ. Đáng sợ là bạn thất bại nhiều lần tại cùng một chỗ, nó đồng nghĩa với việc bạn không có năng lực suy nghĩ, dù bạn có sở hữu cho mình 5 nguyên tắc phía trên thì tỷ lệ thành công cũng không lớn.

7. Nguyên tắc kiên trì

Con đường thành công tốt nhất chính là kiên trì làm đến cùng. Inamori Kazuo có một câu nói mà tôi rất thích đó là, con đường thành công duy nhất đó là không ngừng tiếp tục, không thành công thì đừng từ bỏ. Nhưng thứ quyết định có thể không ngừng đi tiếp hay không, không chỉ là năng lực của một người, mà còn là sự nhiệt huyết và cả tình yêu với công việc đó, vậy nhiệt huyết sinh ra kiểu gì?

NGUYÊN TẮC KIÊN TRÌ

Đó là khi bạn làm một việc đó, càng làm càng giỏi, càng làm càng tốt, khi đó, nhiệt tình sẽ dần dần được sinh ra. Nhiệt tình về mặt bản chất thì chính là yêu thích, bạn làm càng tốt, sẽ càng thích làm, sự nhiệt tình càng lớn.

8. Nguyên tắc giá trị

Chú trọng vào giá trị chứ không phải giá cả, bản chất của giá cả là vẻ bề ngoài, quá đắm chìm vào vẻ bề ngoài sẽ rất khó để thành công.

Giá trị là gì? Giá trị đại diện cho lợi ích lâu dài, có thể là trước mắt bạn sẽ không thể nhận lại được quá nhiều lợi ích. Còn giá cả là lợi ích ngắn hạn, bạn chỉ cần bắt tay vào làm là nó đã có thể cho bạn lợi ích, nhưng lợi ích này lại chỉ là tạm thời, nó không có tính lâu dài liên tục.

NGUYÊN TẮC GIÁ TRỊ

Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều người thích những cái lợi ích ngắn hạn, họ muốn nhanh chóng nhận được phần thưởng cho sự nỗ lực của mình, họ đánh giá cao khả năng một năm, mà xem thường lợi ích dài hạn trong suốt 10 năm. Phần lớn mọi người chỉ chú trọng vào giá cả, chú trọng vào vẻ ngoài, đây là một nhân tố khiến nhiều người khó thành công.

Ngay cả đối với một huyền thoại trong lĩnh vực đầu tư như Buffett, ban đầu chiến lược đầu tư của ông là chú ý đến giá cả, chỉ mua cổ phiếu rẻ, mãi về sau, khi thay đổi chiến lược đầu tư từ giá cả này sang giá trị, ông mới trở thành truyền kì như ngày nay.

9. Nguyên tắc biết ơn


9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền
 9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao KHẢ NĂNG kiếm tiền


Biết ơn người đối tốt với bạn, biết ơn cả kẻ xấu xa với bạn, không có vấp ngã thì làm sao mà trưởng thành.

Đời người không thể luôn thuận buồm xuôi gió, có tốt, ắt cũng sẽ có xấu. Gặp người tốt với mình, cảm ơn là lẽ tất nhiên, nhưng gặp người đối xử không ra gì với mình, hãy càng biết ơn họ, bởi lẽ giai đoạn “không thuận” mới là cơ hội để ta thấu sự đời và trưởng thành hơn.

Lời kết

Tiêu tiền cho chuyên môn, bỏ phí cho tri thức, đầu tư cho bản thân, chỉ khi có được 3 nền tảng này, 9 nguyên tắc trên mới có thể giúp bạn thành toàn nên một cuộc đời hạnh phúc.

Bạn có biết định luật sinh trưởng của tre không? Trước khi có thể cao được 15m trong 6 tuần, tre đã phải dùng 4 năm “ngủ đông”, nằm im trong đất, bám rễ trong đất, sinh trưởng ra vài trăm mét dưới lòng đất để cung cấp năng lượng và đảm bảo an toàn cho sự phát triển mạnh mẽ của nó trong tương lai.

Tất cả những người thành công mà chúng ta nhìn thấy, trước khi thành công, họ cũng đều đã từng trải qua thời kì ngủ đông, những nỗ lực của giai đoạn trước đều là để cắm rễ cho giai đoạn sau, đợi rễ cắm chắc rồi, kiên cố rồi, mới đem hết tất cả những tích lũy “bộc phát” ra. Mọi sự thành công đều tới từ sự nỗ lực, nếu bạn không muốn chấp nhận số mệnh, vậy thì bạn phải liều mình với nó.

Inamori Kazuo nói: “Đạt được mục tiêu cũng giống như leo núi vậy, việc cải thiện năng lực là một quá trình động, đừng bao giờ để suy nghĩ hiện tại hạn chế những suy nghĩ về tương lai.”


Change to be rich !

0 nhận xét:

EQ và IQ cái nào quan trọng hơn ?

tháng 2 01, 2021 Greenstar 0 Comments



EQ là gì?

EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc của mỗi người. Một chỉ số dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người rất tốt, do vậy thường trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Và cũng giống chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc EQ được đo thông qua các bài kiểm tra EQ.

Trong cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc là gì? (What is Emotional Intelligence)”, tác giả Bressert đã đưa ra một kết quả nghiên cứu khá thú vị “Chỉ với IQ (chỉ số thông minh) thì không đủ, mà phải có thêm EQ. Thực tế cho thấy, nhiều nhà tâm lý học đều nhất trí trong công thức làm nên thành công, IQ chỉ chiếm 10% (cao nhất là 25%), còn lại đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có cả EQ.”


5 phần của trí thông minh cảm xúc:


  • Khả năng am hiểu bản thân: Kiến thức về các trạng thái bên trong, sở thích, nguồn lực và trực giác của chính mình.
  • Khả năng kiểm soát bản thân: Khả năng quản lý các trạng thái bên trong, các xung động, và nguồn lực của chính mình.
  • Động lực: Những xu hướng cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu
  • Cảm thông: Khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác
  • Kỹ năng xã hội: Sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên trong người khác.

EQ và IQ cái nào quan trọng hơn ?
EQ và IQ cái nào quan trọng hơn ?

💚💚💚 Xem thêm Bạn là người đào giếng hay gánh nước ???


Tại sao bạn cần quan tâm EQ ?


Người có EQ cao thường hay lạc quan:  Những người sở hữu EQ cao thường không có thói quen than thân trách phận khi rơi vào bất cứ một tình huống khó khăn nào. Thay vào đó, họ dành thời gian để gỡ rối mớ bòng bong đó. Điều này không có nghĩa là họ làm ngơ những điều tiêu cực, chỉ là họ không muốn bản thân lún quá sâu vào nó làm ảnh hưởng đến công việc khác.


Những người có EQ cao thì không nuôi hận thù: Những người có trí tuệ cảm xúc cao biết kiểm soát cảm xúc của mình. Họ không để những hận thù cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc. Họ chấp nhận bài học trong quá khứ và kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Đây là một trong những điều mà nhà tuyển dụng nên quan tâm khi tuyển dụng.



Những người có EQ cao có khả năng tạo động lực: Những người có EQ cao thường hay tự động viên và khuyến khích bản thân chinh phục những thử thách mới mỗi ngày. Họ không nản chí khi gặp những chuyện không như ý muốn và tự biết thúc đẩy mình mỗi ngày để tạo ra những thành công lớn hơn trong tương lai. Những người có EQ cao thường có tham vọng trong công việc và với những phẩm chất đó họ xứng đáng được thăng tiến.


Những người có EQ cao thường có năng suất làm việc cao: Các nghiên cứu về EQ đã chỉ ra rằng, năng lực cảm xúc quan trọng gấp 2 lần kiến thức chuyên môn. Và các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, sáu năng lực đứng đầu giúp phân biệt những người làm việc hiệu suất cao với những người làm việc bình thường đó là:


  • Khát khao đạt được thành tựu và tiêu chuẩn thành tựu cao
  • Khả năng gây ảnh hưởng
  • Tư duy khái niệm
  • Khả năng phân tích
  • Chủ động chấp nhận thử thách
  • Tự tin

EQ và IQ cái nào quan trọng hơn ?
EQ và IQ cái nào quan trọng hơn ?


Trong 6 năng lực này, chỉ có hai năng lực (Khả năng phân tích và tư duy khái niệm) là những năng lực thuộc về trí thông minh thuần túy. Bốn năng lực còn lại là năng lực thuộc về trí thông minh cảm xúc.


Những người có EQ cao có tinh thần trách nhiệm: Họ làm và sẵn sàng chịu trách nhiệm chứ không có thói quen đổ lỗi cho người khác. Dám đương đầu với khó khăn thử thách là điều bạn thường thấy ở những người có EQ cao.


Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã ứng dụng EQ trong nội bộ nhân viên để thúc đẩy doanh thu và tăng thị phần, phát triển hiệu suất công việc và giảm biến động nhân sự. Pepsico đã tăng được hiệu quả công việc lên 10%, Sheraton đạt thêm 24% thị phần và Amadori đã giảm được 63% tỷ lệ thay đổi nhân sự, bởi vì họ đã phát triển được EQ của nhân viên. Chắc chắn, những con số biết nói này sẽ là minh chứng hùng hồn nhất chứng minh tại sao bạn nên “quan tâm” đặc biệt với những ứng viên có EQ cao.


Change to be rich !

0 nhận xét: