Mẹo tiết kiệm của người Nhật cắt giảm 1/3 chi tiêu lãng phí

tháng 12 29, 2020 Greenstar 0 Comments



Dù là phương pháp nào đi chăng nữa, kỷ luật vẫn là yếu tố cốt lõi để chi tiêu tiết kiệm.

Kẻ làm công ăn lương nói chung, hầu hết đều có cùng vấn đề: Vừa nhận lương đã tiêu béng hết, đến cuối tháng lại trầy trật đợi chờ 2 tiếng "ting ting" trên điện thoại. Vòng lặp vô tận ấy quả thật rất đáng sợ.

Hơn 100 năm trước, ở Nhật đã có phong trào tiết kiệm mang tên "kakeibo".



Kakeibo hiểu đơn giản là cuốn sổ, trong đó bạn sẽ viết ra kế hoạch chi tiêu của bản thân để nắm bắt được mình còn bao nhiêu tiền, còn bao nhiêu thứ phải chi...

Nghe rõ là đơn giản rồi, tuy nhiên kakeibo lại khuyến khích mỗi người nghiêm túc ngồi xuống, vạch ra kế hoạch chi tiêu từ đầu tháng cho tới 4 tuần tiếp theo.


Mẹo tiết kiệm của người Nhật để cắt giảm 1/3 chi tiêu lãng phí
Mẹo tiết kiệm của người Nhật để cắt giảm 1/3 chi tiêu lãng phí



Cụ thể như sau: Lấy một số tiền mặt nhất định từ lương đầu tháng (bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tùy ý), chia chúng thành 4 phần, cho vào 4 phong bì đại diện cho 4 nhu cầu cơ bản:


  • Sinh hoạt (ăn uống, đi lại)
  • Cải thiện cuộc sống (ăn hàng, mua sắm)
  • Giải trí
  • Phát sinh (cưới xin, ma chay, tu sửa nhà cửa)

Mẹo tiết kiệm của người Nhật để cắt giảm 1/3 chi tiêu lãng phí
Mẹo tiết kiệm của người Nhật để cắt giảm 1/3 chi tiêu lãng phí

💨💨💨 Xem thêm Quy tắc 72 ai cũng phải biết nếu muốn giàu có


Vào mỗi cuối tuần, bạn cần đánh giá quá trình tiêu pha bằng cách trả lời 4 câu hỏi:

  • Mình có bao nhiêu tiền?
  • Mình muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Mình đã thực sự tiêu hết bao nhiêu?
  • Mình cần làm gì để cải thiện việc hoang phí?

Thực chất, kakeibo là cách chúng ta "minh bạch hóa" tiền nong của bản thân, giúp bạn biết tiền của mình đã đi đâu về đâu/phải làm gì để cải thiện tình hình. Theo JP Times, kakeibo được đưa ra vào năm 1904 và đã được chứng minh có thể giúp cắt giảm khoảng 35% chi tiêu hằng tháng.


Change to be rich !

0 nhận xét:

Trước khi đến tuổi 30, bạn cần biết những bài học tài chính này

tháng 12 27, 2020 Greenstar 0 Comments





Khi bước vào độ tuổi 30, có thể bạn thấy bản thân vẫn còn trẻ trung và bất khả chiến bại. Tuy nhiên, có một sự thật đáng sợ là bạn đã đi nửa đường đến thời khắc nghỉ hưu. Đã đến lúc để lại phía sau sự thiếu hiểu biết về tài chính của độ tuổi 20 và trở nên tiết kiệm hơn bằng cách làm chủ những thói quen tài chính hàng đầu dưới đây.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

1. Bám sát ngân sách

Lập ngân sách có thể nói là một bài học cơ bản của quản lý tài chính. Hầu hết những người trong độ tuổi 20 đều từng biết về thiết lập ngân sách và, dù vô tình hay hữu ý, đã sử dụng một cách nào đó để quản lý ngân sách. Thậm chí, bất kì một người nào có ý định tích lũy và tiết kiệm thì hẳn đã phải đọc qua vài bài viết về tầm quan trọng và cách thiết lập ngân sách. 

Tuy nhiên, rất ít người trẻ có thể bám sát ngân sách mà họ thiết lập. Khi bạn bước sang tuổi 30, đã đến lúc bỏ qua quy trình thiết lập ngân sách mơ hồ và bắt đầu phân bổ mỗi đồng tiền mà bạn kiếm được. Điều này có nghĩa là nếu bạn chỉ muốn chi 15 USD một tuần cho việc uống cà phê, bạn phải tự kiểm soát sau khi tuần này đã uống 3 ly cà phê.

Điểm chung của việc lập ngân sách là để biết được tiền của bạn đi về đâu, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Hãy nhớ rằng “kiến tha lâu có ngày đầy tổ”, mỗi một đồng tiền đều có giá trị. Chi tiền cho việc mua sắm hay du lịch không có gì là xấu cả, miễn là chi phí bỏ ra phù hợp với ngân sách của bạn và không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu tiết kiệm của bạn. 

Nhận thức được thói quen chi tiêu của bản thân sẽ giúp bạn phát hiện ra những chỗ có thể cắt giảm chi phí và làm thế nào để tiết kiệm nhiều tiền hơn cho khoản hưu trí hoặc đầu tư.


2. Ngừng việc tiêu hết lương

Trước khi đến tuổi 30, bạn cần biết những bài học tài chính này
Bài học tài chính trước tuổi 30

Một bài học tài chính vỡ lòng mà ai cũng cần phải học, đó là tiết kiệm. Những người giàu có nhất thế giới đã không có được vị trí như hôm nay nếu họ tiêu xài toàn bộ tiền lương mỗi tháng. Theo cuốn The Millionaire Next Door của Thomas J. Stanley, nhiều triệu phú tự thân chi tiêu rất cần kiệm. 

Cuốn sách của Stanley cho thấy phần lớn triệu phú tự thân chỉ sử dụng xe hơi cũ và sống trong những căn nhà bậc trung. Tác giả cũng phát hiện ra những ai lái xe đắt tiền và mặc quần áo đắt đỏ thì sự thật là họ đang chìm trong nợ nần; tiền lương của họ không đủ để đáp ứng lối sống xa xỉ đó.


Hãy bắt đầu bằng cách sống chỉ dựa vào 90% thu nhập và tiết kiệm 10% còn lại. Bạn nên sử dụng chức năng tự động trích tiền đưa vào tài khoản tiết kiệm hưu trí khi có lương, như vậy bạn sẽ không còn đắn đo mỗi khi nhận lương nữa. Sau đó, tăng dần số tiền bạn sẽ tiết kiệm và giảm số tiền sẽ chi tiêu. Tốt nhất, hãy học cách sống chỉ sử dụng 60-80% tiền lương, tiết kiệm và đầu tư phần còn lại từ 20-40%. 


3. Hãy thực tế về các mục tiêu tài chính


Trước khi đến tuổi 30, bạn cần biết những bài học tài chính này
Bài học tài chính trước tuổi 30

Mục tiêu tài chính của bạn là gì? Hãy ngồi xuống và nghĩ về chúng. Viết chúng ra và tìm ra cách biến chúng thành hiện thực. Bạn ít có khả năng đạt được bất kỳ mục tiêu nào nếu bạn không viết ra và có kế hoạch cụ thể.


Chẳng hạn, nếu bạn muốn du lịch tới Ý, hãy ngừng mơ mộng về nó và lập kế hoạch. Tìm hiểu tổng chi phí của chuyến du lịch, sau đó tính toán số tiền phải tiết kiệm mỗi tháng. Kỳ nghỉ mơ ước của bạn có thể trở thành hiện thực trong vòng 1-2 năm nếu bạn thực hiện đúng các bước lập kế hoạch và tiết kiệm. Điều này cũng đúng với các mục tiêu tài chính cao cả khác, chẳng hạn như trả hết nợ hoặc tiết kiệm đủ tiền cho một khoản trả góp nào đó. 


4. Tìm hiểu tình hình nợ nần của bản thân

Nhiều người trở nên tự mãn về khoản nợ của họ sau khi bước vào độ tuổi 30. Với những ai có khoản vay sinh viên, thế chấp, nợ thẻ tín dụng và vay tự động, trả nợ đã trở thành lối sống. Họ thậm chí có thể nhìn nhận việc nợ nần là bình thường. Sự thật là họ không cần sống cả đời chỉ để lo trả nợ. Việc đánh giá số nợ và thiết lập ngân sách giúp chúng ta tránh vay thêm nợ.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

Có nhiều phương pháp để trả nợ nhưng hiệu ứng quả cầu tuyết trở nên phổ biến khi đã giúp nhiều người duy trì được động lực. Hãy viết ra tất cả khoản nợ của bạn từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bất kể lãi suất. Sau đó, thanh toán số tiền tối thiểu phải trả cho tất cả khoản nợ, ngoại trừ khoản nợ nhỏ nhất. 

Đối với khoản nợ nhỏ nhất, mỗi tháng bạn trả được càng nhiều thì càng tốt. Mục tiêu là trả xong khoản nợ nhỏ nhất trong vòng vài tháng và sau đó là chuyển sang khoản nợ tiếp theo.


Trả hết các khoản nợ sẽ có tác động đáng kể đến tình hình tài chính của bạn. Ngân sách của bạn sẽ có nhiều không gian hơn và bạn sẽ có thêm tiền dành cho các mục tiêu tiết kiệm và tài chính.


5. Lập quỹ khẩn cấp


Trước khi đến tuổi 30, bạn cần biết những bài học tài chính này
Bài học tài chính trước tuổi 30


Quỹ khẩn cấp rất quan trọng đối với sức khỏe tài chính của bạn. Nếu không có quỹ khẩn cấp, nhiều khả năng bạn sẽ đụng đến khoản tiền tiết kiệm hoặc dựa dẫm vào thẻ tín dụng để giúp bạn chi trả những khoản ngoài dự kiến, như y tế và đồ đạc. Bước đầu tiên là xây dựng quỹ khẩn cấp 1,000 USD, đó là mức tối thiểu mà tài khoản của bạn nên có. Bằng cách trích ra 100 USD mỗi tháng, trong vòng 10 tháng, bạn sẽ có quỹ khẩn cấp 1,000 USD. 

Sau đó, bạn có thể điều chỉnh con số này tùy thuộc vào chi phí hàng tháng. Một số nhà tư vấn tài chính khuyên bạn nên có tương đương 3 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ, có người đề nghị 6 tháng. Tất nhiên, số tiền bạn có thể tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn.


6. Đừng quên khoản nghỉ hưu

Hầu hết mọi người khi bước vào độ tuổi 30, một là không có đồng nào trong tài khoản hưu trí, hai là số tiền đó rất hạn chế. Nếu bạn muốn có 1 triệu USD, bạn phải tiết kiệm ngay bây giờ, đừng chờ trúng số hoặc đợi đến khi ngân sách của bạn thoải mái hơn. Ở độ tuổi 30, bạn vẫn còn thời gian, vì vậy đừng lãng phí nó. 

Hãy chắc chắn rằng bạn nhận được những lợi ích tương xứng từ công ty. Nhiều công ty sẽ trao cho bạn những lợi ích tương xứng với sự đóng góp của bạn ở một mức độ nhất định, miễn là bạn gắn bó với công ty đủ lâu để nhận được những lợi ích đó, cơ bản đây là khoản tiền miễn phí dành cho việc nghỉ hưu của bạn. Tiết kiệm càng sớm, bạn sẽ càng kiếm được nhiều tiền lãi!


Change to be rich !

0 nhận xét:

Người thành công mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi

tháng 12 25, 2020 Greenstar 0 Comments

 



Người thành công, mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi; kẻ thất bại, phương pháp cố định, mục tiêu luôn thay đổi.Vì vậy, về mặt nắm bắt và xác định mục tiêu, hãy học hỏi ong mật, nhưng về sự linh hoạt trong phương án hành động, hãy học hỏi những con ruồi.

Vào thế kỉ trước, có một nhà khoa học làm một thí nghiệm như này:

Ông đặt một chiếc bình thủy tinh rỗng ở bệ cửa sổ, sau đó ông cho một con ong vào trong chiếc bình này, chú ong bắt đầu trò chơi "có ánh sáng, nhưng không thấy đường ra", vẫy cánh loạn xị đòi thoát ra khỏi chiếc bình.

Khi mới vào chiếc bình, đáng lẽ ra chú ong có lối thoát, chính là miệng bình. Nhưng vì chú ong bay theo hướng có ánh sáng, trong khi đáy bình lại được đặt hướng về phía cửa sổ, vì vậy mà chú ong cứ bay theo hướng có ánh sáng, cứ bay, bất chấp tất cả bay, dần dần chú đuối sức và chết trong chiếc bình.

Người thành công, mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi; kẻ thất bại thì ngược lại
Người thành công mục tiêu không đổi

Sau đó, nhà khoa học bắt vài con ruồi cho vào chiếc bình thủy tinh, ruồi không giống với ong, nó không bay về phía ánh sáng. Nó cứ bay linh tinh trong lọ thủy tinh, đụng chỗ nọ đụng chỗ kia, rồi đụng trúng miệng lọ, một lát là đã có thể thoát ra.

Ruồi, loài vật không có cảm giác về phương hướng lại tìm được đường ra, trong khi, ong, loài vật có cảm giác mạnh mẽ về phương hướng lại chết thảm trên cái phương hướng đó của nó.

Thực ra, đây là một vấn đề mà chúng ta thường gặp phải trong quá trình lặp lại nhận thức, hay đặc biệt là trong quá trình khởi nghiệp: một logic hành động hiệu quả nhất định bị lỗi do thay đổi hoàn cảnh.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

Nói cách khác, một kiểu nhận thức nào đó đã được hình thành trước đó và đã được chứng minh là đúng qua vô số lần trong thực tế đã khiến cho nhận thức theo thói quen này bị thất bại do những thay đổi của môi trường. Tệ hơn nữa, cho dù bạn có nhận thức được sự thay đổi của môi trường này hay không, bạn cũng khó có thể thực hiện các điều chỉnh đối với nhận thức và cách hành động vốn có của mình, để rồi nhận thức trong quá khứ của bạn trở thành một lời nguyền cho tương lai.

Hay nói theo một cách khác nữa, thì đây chính là "khủng hoảng tuổi trung niên".

Chúng ta ai khi còn trẻ cũng đều giống như con ruồi, va vập linh tinh, giai đoạn này tất nhiên cũng sẽ phạm phải rất nhiều sai lầm, nhưng nghé con thì nào có sợ hổ, tuổi trẻ là để phạm sai lầm mà phải không!


Người thành công, mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi; kẻ thất bại thì ngược lại
Người thành công mục tiêu không đổi,

Điểm này có thể được thể hiện rõ ràng qua kì vọng về các nhân vật trong "Tây Du Kí".

Khi bạn hỏi các bé trai rằng, trong 4 thầy trò Đường Tăng, bé muốn trở thành ai, đáp án nhận được thống nhất, tất cả đều nói rằng muốn trở thành người có khả năng cân đẩu vân, sở hữu 72 phép thần thông như Tôn Ngộ Không; không ai muốn trở thành Trư Bát Giới vừa ngốc nghếch vừa béo phì lại lười biếng. Dù có hỏi các bé gái, các bé cũng muốn bạn trai sau này của mình giống Tôn Ngộ Không, có thể cưỡi mây tới đón mình.

Nhưng sau khi trưởng thành, còn lại rất ít người kì vọng mình trở thành Tôn Ngộ Không, bởi lẽ Tôn ngộ Không luôn hấp tấp, bộp chộp, lúc nào cũng thích ra mặt, lãnh đạo không thích, lại không biết tán gái, chẳng nói chẳng rằng, cứ đánh đã rồi tính tiếp.

Ngược lại, Trư Bát Giới lại trở thành hình mẫu mà nhiều người yêu thích, giả ngốc, sẽ được lòng phái nữ, bất kể có gặp phải chuyện gì, cũng phải ăn cho no ngủ cho tốt, đối xử tốt với bản thân trước đã.

Nếu không được thì làm Sa Tăng cũng được, thật thà chăm chỉ, lãnh đạo thích, đồng nghiệp mến, một người đàn ông vô cùng đáng tin cậy.

Tất nhiên, có thể làm Đường Tăng là tốt nhất rồi. Cán bộ lão thành, được đại Boss tín nhiệm, tiền đồ rộng mở. Đẹp trai lại không đào hoa, lương thiện tử tế, bạch mã hoàng tử phiên bản Trung Quốc.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

Từ một Tôn Ngộ Không bốc đồng, không sợ trời không sợ đất, cho tới những Trư Bát Giới, Sa Tăng hay Đường Tăng, nó cũng chính là quá trình biến đổi từ một con ruồi thể hiện cá tính, dám xông pha khi một mình thành một con ong chăm chỉ nghe theo chỉ huy khi hòa nhập vào với tập thể. Quá trình "lột xác" này bao hàm sự trưởng thành, cũng bao hàm cả sự "thoái hóa", chây ì và cả lười biếng.

Nhà văn nổi tiếng người áo, Stefan Zweig nói: "Mỗi một món quà mà vận mệnh ban cho, đều sớm đã âm thầm được định giá."

Bất cứ một thanh âm hạnh phúc nào cũng đều là một lời nguyền, khi bạn may mắn tìm ra được logic hành động có hiệu quả, đồng thời có thể dễ dàng đạt được mục tiêu ban đầu mà mình đề ra, bạn sẽ vô tình hình thành cho mình sự phụ thuộc, ỷ lại.

Kết quả của kiểu phụ thuộc này chính là "sự máy móc bất lực", đó là khi bạn ở trong vùng an toàn quá lâu, bạn làm việc theo một quy trình y hệt như một cái máy, từ chối nâng cao, phát triển bản thân.

Quản trị, Peter Ferdinand Drucker nói: "Thất bại lớn nhất trên thế giới, chính là dùng hiệu suất cao nhất đi làm việc vô ích nhất."

Cá nhân tôi cho rằng nên bổ sung thêm đó là: "Bi thương lớn nhất của cuộc đời chính là dùng hiệu suất cao nhất, đi làm việc vô ích nhất, và thậm chí chính bản thân còn chẳng biết điều đó."

Đối mặt với tình huống "vô thức" này, chúng ta nên làm thế nào?


Người thành công, mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi; kẻ thất bại thì ngược lại
Người thành công mục tiêu không đổi,


Ngoài thuyết tương đối, Einstein còn đưa ra một lý thuyết khoa học nổi tiếng - lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.

Lý thuyết này chứng minh rằng ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt. Nói cách khác, ánh sáng vừa có đặc tính của sóng vừa có đặc tính của hạt.

Điều mà mọi người cần chú ý là vật lý là môn học cơ bản nhất, lý thuyết bao quát và phổ quát. Có thể nói, những lý thuyết cơ bản của vật lý có thể áp dụng cho nhiều hiện tượng ngoài vật lý.

Chẳng hạn như khi rơi vào "tình huống con ong", chúng ta có thể vận dụng lý thuyết lưỡng tính sóng hạt này để hóa giải.

Nói cách khác, trong quá trình này, chúng ta cần có cả đặc tính của ong và của ruồi, nghĩa là bạn vừa cần phải có một phương hướng rõ ràng, vừa phải biết linh hoạt ứng biến.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

Người thành công, mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi; kẻ thất bại, phương pháp cố định, mục tiêu luôn thay đổi.

Vì vậy, về mặt nắm bắt và xác định mục tiêu, hãy học hỏi ong mật, nhưng về sự linh hoạt trong phương án hành động, hãy học hỏi những con ruồi. Và biểu hiện điển hình nhất của nó chính là "nguyên tắc đầu tiên".

Hơn 2000 năm trước, Aristotle đã phát biểu "nguyên tắc đầu tiên" như sau: "Trong quá trình khám phá mọi hệ thống, luôn tồn tại của nguyên tắc đầu tiên, nó là mệnh đề hay giả thuyết cơ bản nhất, không thể bỏ qua hoặc xóa bỏ, cũng không được vi phạm."

Nguyên tắc đầu tiên là cách giúp chúng ta nhìn thấu thực chất đằng sau những bề ngoài phức tạp, hay cũng có thể hiểu là quá trình lọc, giữ lại và khử nhiễu thông tin giữa muôn vàn tín hiệu che chắn, và từ đó, giải quyết vấn đề từ cội nguồn.

Có một câu chuyện nổi tiếng liên quan tới nguyên tắc đầu tiên, đó là làm thế nào để loại bỏ các hộp xà phòng rỗng trên dây chuyền sản xuất.


Người thành công, mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi; kẻ thất bại thì ngược lại
Người thành công mục tiêu không đổi,


Một công ty hóa chất lớn trong nước đã mua được một dây chuyền sản xuất xà phòng của nước ngoài. Dây chuyền sản xuất này có thể tự động hoàn thiện xà phòng từ việc bổ sung nguyên liệu thô đến đóng gói và đóng hộp.

Tuy nhiên, một tai nạn đã xảy ra và bộ phận bán hàng báo cáo rằng một số hộp xà phòng là rỗng. Kết quả, công ty đã ngay lập tức dừng dây chuyền sản xuất và liên hệ với nhà sản xuất dây chuyền, và được biết rằng tình huống này là không thể tránh khỏi trong thiết kế.

Công ty yêu cầu các kỹ sư giải quyết vấn đề này. Vì vậy, một nhóm với một vài tiến sĩ làm nòng cốt và một tá nghiên cứu sinh làm trụ cột đã được thành lập với một loạt kiến ​​thức liên quan đến quang học, nhận dạng hình ảnh, điều khiển tự động hóa, thiết kế cơ khí....

Sau khi chi hàng triệu đô la, các kỹ sư đã lắp đặt một bộ màn hình có độ phân giải tia X cao vào dây chuyền sản xuất. Khi màn hình nhận diện các hộp trống thông qua tia X, một cánh tay robot sẽ tự động loại bỏ các hộp trống đó khỏi dây chuyền sản xuất.

Cùng lúc đó, một công ty tư nhân nhỏ hơn cũng gặp phải tình huống tương tự, ông chủ yêu cầu các nhân viên phải giải quyết vấn đề, nếu không họ sẽ bị đuổi việc. Vậy là, một nhân viên đi tìm một chiếc quạt điện, đặt trước dây chuyền sản xuất, phía đầu bên kia đặt một chiếc rổ. Các hộp chứa xà phòng sẽ đi qua được chiếc quạt, chỉ có những hộp rỗng sẽ bị quạt thổi bay, rơi xuống rổ. Vấn đề như vậy đã được giải quyết.



Người thành công mục tiêu không đổi
Người thành công mục tiêu không đổi


Mặc dù có người hoài nghi câu chuyện này chỉ là bịa đặt, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy được sự khác biệt trong tư duy giữa việc ỷ lại vào lối mòn và nguyên tắc đầu tiên.

Có thể nói Elon Musk ở Thung lũng Silicon là một hình mẫu về tư duy và khởi nghiệp sử dụng những nguyên tắc đầu tiên.

Năm 2002, Musk nghĩ đến việc nhập cư trên sao Hỏa, nhưng trước hết anh cần một tên lửa. Lúc đầu, Musk nghĩ đến việc mua một tên lửa trước, sau đó sẽ tự cải tạo nó, như vậy sẽ đơn giản hơn nhiều.

Sau khi thăm các nhà sản xuất hàng không trên thế giới, Musk nhận thấy chi phí mua một phương tiện phóng lên tới 65 triệu đô la Mỹ. Vì cái giá phải trả quá đắt, Musk bắt đầu suy nghĩ lại về vấn đề này.

Musk cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi thích nhìn thế giới từ góc độ vật lý hơn. Vật lý đã dạy tôi sử dụng tư duy "nguyên tắc thứ nhất" để lập luận, thay vì suy nghĩ loại suy. "Nguyên tắc đầu tiên" ở đây rốt cuộc là gì: Tên lửa được làm bằng gì? Hợp kim nhôm cấp hàng không vũ trụ, cộng với một số titan, đồng và sợi carbon. Tôi đã tự hỏi mình, những vật liệu này trên thị trường có giá bao nhiêu? Kết quả là, những chi phí cho nguyên liệu chế tạo tên lửa chỉ bằng khoảng 2% giá thành tên lửa".

Kết quả là, Musk quyết định thành lập công ty của riêng mình, thay vì chi hàng chục triệu đô la cho một tên lửa đã được chế tạo sẵn, anh cũng có thể mua nguyên liệu thô giá rẻ và chế tạo tên lửa của riêng mình. Và công ty SpaceX cứ thế ra đời.

Trong một vài năm, SpaceX đã giảm chi phí phóng tên lửa xuống còn 1/10 so với ban đầu bằng cách phát triển tên lửa tái chế, nhận ra khả năng vận hành thương mại quy mô lớn của phương tiện phóng.

Musk cũng có một quy trình tương tự khi làm Tesla, nếu muốn chế tạo một loại pin cho phép xe chạy 500 km thì chi phí quá cao. Vào thời điểm đó, giá của pin lưu trữ năng lượng là 600 đô la Mỹ cho mỗi kilowatt giờ, và giá của pin 85 kilowatt sẽ vượt quá 50.000 đô la Mỹ. Đây dường như là một ngưỡng không thể vượt qua.


Người thành công mục tiêu không đổi
Người thành công mục tiêu không đổi


Nhưng Musk đã tìm ra giải pháp. Nhiều người có thể không biết rằng pin của Tesla là pin lithium 18650 mà chúng ta thường sử dụng, những viên pin này trên tay giống như những viên pin khô thông thường. Pin của Tesla được cấu tạo bởi những loại pin này. Tên của pin 18650 nghe có vẻ rất bí ẩn nhưng thực ra cách tháo lắp rất đơn giản, viên pin này có đường kính 18 mm và dài 65 mm, 0 có nghĩa là hình tròn.

Bạn lựa chọn làm một con ong mật hay một con ruồi: người thành công, mục tiêu không đổi, phương pháp luôn thay đổi; kẻ thất bại, phương pháp cố định, mục tiêu luôn thay đổi - Ảnh 4.

Bất kể là trong phát triển cá nhân hay phát triển cả một công ty, cũng đều sẽ gặp phải những "nút thắt cổ chai" hay thời kì "chững lại" khác nhau, nhưng cái gọi là thời kỳ "nút thắt cổ chai" này có thể chỉ là ảo tưởng, về bản chất, nó đang cảnh báo với bạn rằng chính tính ì của bạn khiến bạn luôn muốn sử dụng cùng một phương pháp để giải quyết các vấn đề khác nhau, và nếu bạn còn tiếp tục làm như vậy, bạn chỉ có thể chết khi đang cố vùng vẫy thoát ra cái cổ chai bé nhỏ ấy.

Trên thực tế, có nhiều điều tưởng như khó, nhưng chỉ cần các yếu tố quan trọng được phát hiện thông qua phân tích và rút gọn thì bài toán có thể có được bước ngoặt, đáp án cũng theo đó mà dần dần hiện ra trước mắt.

Nhớ rằng, bất kể làm gì, đừng chỉ chọn làm con ong hay con ruồi, kết hợp đặc tính của chúng lại, rồi bạn sẽ tìm ra phương án giải quyết vấn đề tốt nhất dành cho mình.



Change to be rich !

0 nhận xét:

6 Mẹo giúp tiết kiệm “dễ thở” và tận hưởng cuộc sống

tháng 12 23, 2020 Greenstar 0 Comments




Cách tiết kiệm tiền của mỗi người là khác nhau tùy theo nhu cầu. Nhiều người vì muốn tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt mà đã chắt bóp chi tiêu, sống một cách không thoải mái. Cũng chính vì vậy càng khiến cho việc tiết kiệm trở nên khó khăn. Tiết kiệm tiền “dễ thở”, vừa tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa. Bạn đã biết chưa?

Việc chi tiêu mỗi tháng đều do bạn quyết định. Chỉ bạn mới biết thứ tự ưu tiên cho mọi việc của mình, dành nhiều ngân sách hơn cho việc sức khỏe, tập luyện, ăn uống hay bất cứ điều gì bạn muốn.



Nhưng bất chợt bạn cảm thấy quá tải khi mà những khoản chi tiêu đó không khiến bạn trở nên thoải mái hơn. Bạn cảm thấy chưa được tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa. Vậy làm thế nào để cân đối chi tiêu những thứ tự ưu tiên của bạn mà không phải cắt bỏ hoàn toàn? Sau đây là 5 cách dành cho bạn:


1. Ăn uống


Mẹo tiết kiệm dễ thở
Mẹo tiết kiệm dễ thở



Bạn thích các món ăn ngon, bạn thường xuyên ăn uống bên ngoài. Nhưng điều này làm vượt ngân sách mỗi tháng của bạn. Giải pháp là thay vì 1 tuần có 7 ngày thì cả 7 ngày bạn đều ăn ngoài thì nay hãy chỉ cho phép bản thân ăn uống bên ngoài vào mỗi cuối tuần. Thời gian còn lại, hãy tự mình nấu ăn tại nhà vừa tươi ngon, sạch sẽ lại an toàn.

Không nhất thiết phải ăn uống bên ngoài mỗi ngày, bạn có thể tận hưởng những bữa ăn ngon ngay tại nhà.

Điều chỉnh kinh phí phù hợp và bạn phải thật nghiêm túc với kế hoạch mới. Chắc chắn bạn sẽ thích ứng rất nhanh khi luôn có một mục tiêu trước mắt.


2. Sức khỏe


Nếu hiện tại bạn đang chi tiền cho việc tập luyện đắt đỏ, thuê huấn luyện viên dạy kèm riêng tại phòng tập. Thay vào đó, tiết kiệm tiền dễ thở hơn khi bạn có thể tự tập ở nhà, chạy bộ công viên hoặc rủ nhóm bạn ra công viên rèn luyện sức khỏe cùng nhau. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, hãy chỉ thuê huấn luyện viên 8 buổi đầu, những buổi sau bạn hoàn toàn có thể tự tập hoặc thay đổi phòng tập rẻ hơn với đủ máy móc thiết bị chỉ là 1 số tiện ích bạn không dùng hết đến sẽ được cắt bỏ đi.


Mẹo tiết kiệm dễ thở
Mẹo tiết kiệm dễ thở

💨💨💨 Xem thêm thói quen tiêu tiền giúp bạn dư dả hơn


Nhìn chung, việc rèn luyện sức khỏe không đắt như bạn nghĩa, chỉ cần thay đổi một số thói quen nhỏ sẽ có tác động rất lớn tới “túi tiền” của bạn đấy.


Bạn vẫn có thể rèn luyện sức khỏe ít tốn kém mà không cần đến phòng tập hay bỏ một “đống tiền” cho việc tập luyện đắt đỏ nào đó.


3. Trải nghiệm


Du lịch mang đến những trải nghiệm đáng nhớ cho bạn, cũng giúp bạn mở mang tầm nhìn từ đó mà đối diện với cuộc sống thành thục hơn. Nhưng nó cũng ngốn của bạn ngân sách khá lớn.


Việc đi du lịch sẽ trở thành nên tiết kiệm tiền dễ thở hơn khi bạn biết tận dụng các chương trình khuyến mãi; không đi vào lễ nghỉ mà đi vào những ngày thường giá vé sẽ giảm hơn kha khá; lựa chọn homestay, nhà nghỉ thay vì khách sạn yêu cầu đỏ; di chuyển tại điểm đến bằng xe công cộng, cho thuê máy chạy tự động; ăn uống cũng nên chọn chất lượng, đặc sản nhưng giá vừa phải. Tránh mua sắm những đồ lưu niệm lãng phí không dùng đến khi về. Tận dụng các điểm đến miễn phí, không thu vé vào (nếu thu cũng rất ít).


Mẹo tiết kiệm dễ thở
Mẹo tiết kiệm dễ thở

Hãy để những trải nghiệm của bạn thực sự đúng nghĩa. Đi nhiều nơi hơn, mở rộng tầm nhìn mà lại tiết kiệm chi phí.

Thêm vào đó, tham gia tìm hiểu văn hóa, tận hưởng bầu không khí thiên nhiên vốn có và trò chuyện nhiều hơn với người dân địa phương nơi đó để thực sự có được cái nhìn sâu rộng hơn. Đồng thời, chuyến đi cũng trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều.


4. Giải trí


Đời sống không thể thiếu các hoạt động giải trí. Hoạt động này giúp bạn thư giãn và giải tỏa mệt mỏi sau công việc.

Nhưng việc tham gia các hoạt động giải trí quá nhiều không những không giúp ích cho bạn mà còn khiến cho hoạt động cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó. Lâu dần không được xem phim ở rạp, chơi điện tử tại máy tính tiền,… Khiến bạn khó chịu, từ đó càng tiêu tiền nhiều hơn giúp cho việc tiết kiệm tiền thuận lợi hơn.


Mẹo tiết kiệm dễ thở
Mẹo tiết kiệm dễ thở

Giải pháp ở đây là thay vì thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí thì giờ đây hãy giảm bớt lại, tránh việc lãng phí tiền bạc, thời gian. Thay vì xem phim tại rạp, hãy tận hưởng nó tại nhà. Thay vì tìm kiếm các hoạt động giải trí bên ngoài, hãy dành thời gian lên những kế hoạch tốt hơn để phát triển bản thân.

Thay vì xem phim tại rạp, bạn có thể tận hưởng khoảng khắc đó ngay chính trong ngôi nhà của mình.


5. Quần áo


Bạn có gặp tình trạng rằng: Tháng nào cũng hết tiền? Mà nguyên nhân chủ yếu vào việc mua sắm, nhất là quần áo không? Điều này quen thuộc tới nỗi ai cũng gặp phải. Quan trọng là cách bạn khắc phục và kiềm chế nó ra sao.


Mẹo tiết kiệm dễ thở
Mẹo tiết kiệm dễ thở


Mua sắm không giúp tâm trạng của bạn trở nên khá hơn. Nó ngốn đi một phần chi phí không nhỏ trong ngân sách của bạn đấy.

Tthay vì chi tiêu mua sắm quần áo đắt tiền, hãy mua khi nó thực sự hữu ích cho bạn. Hoặc có thể cân nhắc quần áo secondhand với mức giá tốt hơn mà chất lượng vẫn rất tốt. Nhìn chung, bạn cần suy tính thật kỹ trước khi mua sắm. Tránh việc mua xong lại chán và có khi không dùng đến.


6. Đồ đạc


Đồ đạc còn dùng được hãy tận dụng, không nên mua mới tránh việc lãng phí, vừa mất không gian nhà cửa. Thực tế, có rất nhiều bạn mua sắm đồ đạc rất nhiều và lấy lý do đây đều là những chi tiêu thiết thực cho gia đình nhưng thực tế không hẳn vậy. Bột giặt, kem đánh răng hết cần phải mua mới là đúng, nhưng nếu bàn, ghế, nồi nấu,… vẫn dùng được mà mua mới thì quả là lãng phí rồi.


Mẹo tiết kiệm dễ thở
Mẹo tiết kiệm dễ thở


Đồ đạc còn dùng được, tránh mua mới gây lãng phí ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm tiền của bạn.

Bằng từng đó tiền cho mỗi tháng, hãy cân đối khoản chi tiêu thật tốt, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều đấy!


Change to be rich !

0 nhận xét:

3 Sai lầm lớn nhất khi bạn 30 và 90% mọi người đều phạm phải

tháng 12 06, 2020 Greenstar 0 Comments



1. Không đặt mục tiêu tài chính

Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30
Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30


Ryan Marshall, một nhà hoạch định tài chính cho biết nếu bạn chưa đặt ra bất kỳ mục tiêu tiền bạc nào, thì tuổi 30 là thời điểm tốt để tạo ra các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Ông nói: “Hầu như tất cả mọi người ở tuổi 60 mà tôi gặp đều ước rằng họ nghĩ về việc nghỉ hưu và các mục tiêu tài chính sớm hơn, cụ thể là từ năm 30 tuổi đổ lại”. Dù bạn muốn tiết kiệm để nghỉ hưu, thành lập quỹ khẩn cấp hay mua nhà, thời điểm bắt đầu kế hoạch là càng sớm càng tốt.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

Việc không đặt mục tiêu là một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải ở độ tuổi 30. Điều đó giúp chúng ta có nền tảng vững chắc và thiết lập các mốc thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu như tự do tài chính, mua nhà, sinh con hay kinh doanh.

Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30
Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30

Một cách để bắt đầu là tham khảo trường hợp của Kumiko Love, người sáng lập trang web tư vấn tài chính The Budget Mom. Cô là một doanh nhân và bà mẹ đơn thân, người đã trả được khoản nợ 78.000 USD trong vòng 8 tháng bằng các công cụ và bảng tính trực quan.

Bạn có thể sử dụng bảng tính của Love để viết ra mục tiêu tiền bạc của mình trong năm tới và 5 năm tiếp theo cũng như mục tiêu dài hạn trong 10 năm tới hoặc nhiều hơn. Khi đã hoàn thành, hãy tìm mọi cách để biến chúng thành hiện thực qua hành động cụ thể. Ví dụ, để trả nợ sinh viên, Love viết: “Tôi sẽ để ra 500 USD/tháng để trả khoản vay sinh viên trong 24 tháng tới”.

2. Không tiết kiệm để nghỉ hưu

Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30
Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30

Các chuyên gia tài chính thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu sớm. Kaleb Paddock, một nhà lập kế hoạch tài chính cho biết một người ở độ tuổi 30 có cơ hội rất lớn để khai thác sức mạnh của lãi kép.

Lãi kép mang lại cho bạn tiền lãi từ tiền lãi. Điều đó có nghĩa là tiền của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân khi bạn để tiền đầu tư vào quỹ hưu trí lâu hơn.

3. Không theo dõi chi tiêu

Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30
Quản lý tài chính cá nhân tuổi 30

Đến năm 30 tuổi, hãy hình thành thói quen theo dõi chi tiêu.

Nhà tư vấn tài chính Kristin O’Keeffe Merrick chia sẻ: “Tiêu tiền vô tội vạ ngày qua ngày có thể là tác nhân lớn nhất hủy hoại sự giàu có của bạn theo thời gian. Tiêu ít hơn số tiền kiếm được là chìa khóa để tích lũy của cải. Tất nhiên nó không dễ để thực hiện nhưng là một nguyên tắc đơn giản”.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

Để tránh chi tiêu quá đà, trước tiên bạn cần nắm vững dòng tiền của mình. Bắt đầu bằng cách theo dõi chi tiêu trong 30 ngày. Dần dần, bạn sẽ nhận ra thứ gì không quá cần thiết mà mình có thể cắt giảm để tiết kiệm tiền.

Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng tránh xa lối sống “leo thang”: Khi được tăng lương hoặc có thêm thu nhập, người ta có xu hướng tăng chi tiêu để phù hợp với thu nhập mới. Mọi người thường biện minh cho cách sống này là vì họ xứng đáng để chi tiêu nhiều hơn khi có nhiều tiền hơn. Tuy nhiên đối với các nhà hoạch định, đây là tư duy tai hại mà bạn không nên có nếu muốn cải thiện tình hình tài chính của mình.


Change to be rich !

0 nhận xét:

3 Thói quen "TIÊU TIỀN " giúp bạn sống dư dả và hạnh phúc hơn

tháng 12 02, 2020 Greenstar 0 Comments



Tiêu tiền đúng cách và hợp lý thì dù có bao nhiêu tiền thì cuộc sống của bạn vẫn tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, người ta luôn cho rằng, việc không có tiền sẽ cản trở việc theo đuổi hạnh phúc. 

Hầu như mọi người đều nghĩ rằng, giá như mình có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn và mình sẽ có thể hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đó trở thành động lực sống, khiến con người ta đầu tư gần như tất cả thời gian, sức lực tinh thần để theo đuổi đồng tiền.

Nhưng sự thật, việc có nhiều tiền không mang lại hạnh phúc lâu dài cho bạn. Trên thực tế, việc không phải lo lắng về việc thanh toán các hóa đơn chỉ làm cho sự thiếu vắng hạnh phúc trở nên rõ ràng hơn. Những thành tựu nho nhỏ mang lại cho bạn niềm vui bắt đầu trở nên vô nghĩa khi bạn bị cuốn vào những mục tiêu đầy tham vọng hơn.

Làm tốt 3 thói quen nhỏ này, tiền bạc sẽ không còn là mối lo: Tiêu tiền đúng cách giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc, bình yên

1. Ưu tiên những trải nghiệm hơn những mua sắm vật chất không thiết yếu

3 Thói quen "TIÊU TIỀN " giúp bạn sống dư dả và hạnh phúc hơn
3 thói quen tiêu tiền giúp bạn dư dả hơn


Hầu hết chúng ta đều mang tư tưởng có phần không hào phóng khi nói đến tiền. Đó là điều rất bình thường, bởi chúng ta đều biết rằng tiền là có hạn và khó kiếm.

Đồng thời, điều đó khiến chúng ta bị ám ảnh về việc tối đa hóa “giá trị” mà mình nhận được từ các khoản chi tiêu.

Và như nghiên cứu đã chỉ ra, có một cái giá tiềm ẩn của việc tìm kiếm giá trị này. Nghiên cứu nói rằng việc mọi người tìm cách để tận dụng tốt nhất tiền mình có và ưu tiên giá trị, sẽ khuyến khích người ta có xu hướng thích những vật dụng vật chất hơn, thay vì trải nghiệm cuộc sống.

Nhưng sự hài lòng hoặc niềm vui mà chúng ta nhận được từ việc mua sắm vật chất thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thomas Gilovich, giáo sư tâm lý học tại Cornell, nói rằng: chúng ta thích nghi với mọi thứ rất nhanh, và cùng với đó, niềm hạnh phúc mất dần đi.

Tảo xoắn spirulina nhật bản

Nếu bạn muốn hạnh phúc hơn, thay vì tập trung vào chi tiêu cho những giá trị vật chất, bạn hãy tập trung hơn vào việc chi tiền để mua những trải nghiệm cho bản thân. Những trải nghiệm này khác với những thứ vật chất chúng ta mua theo nhiều cách.

Không giống như những món đồ hữu hình, trải nghiệm không có giá trị lâu dài. Điều này giải thích tại sao chúng ta lại ngần ngại chi tiêu cho chúng. Nhưng những điều này lại mang lại cho chúng ta những niềm vui lớn hơn và nhiều lần hơn, đặc biệt là nó mang lại những cảm giác hạnh phúc với mỗi người là khác nhau. 

Những trải nghiệm mà bạn có thể bỏ tiền mua ở đây là những chuyến du lịch, hay nhỏ hơn là những buổi tối xem phim bên người thân,… Quan trọng hơn hết, những trải nghiệm thú vị sẽ biến thành những kỷ niệm đẹp, và những ký ức đó có xu hướng tốt dần lên theo thời gian. Thông thường, ngay cả khi mọi thứ không diễn ra chính xác như kế hoạch, chúng ta vẫn cố gắng biến chúng thành những câu chuyện hay và kỷ niệm vui.

CÁCH THỰC HIỆN !

Thay vì mua vô vàn thứ mà bạn không cần, hãy theo đuổi các hoạt động mang lại niềm vui cho bạn. Chúng không cần phải hoành tráng hay xa hoa. Những hành động nhỏ, không tốn kém như nấu món ăn yêu thích hoặc câu cá với con cái cũng đã đủ.

Điều quan trọng là hãy biến nó thành một thói quen nhất quán. Ngoài ra, thỉnh thoảng hãy làm cho nó được thực hiện ở môi trường xã hội. Và ngay cả khi mua đồ, bạn có thể chọn những thứ dẫn đến các hoạt động vui vẻ và ý nghĩa, như đàn piano, sách hoặc máy chạy bộ…

2. Chi tiêu cho người khác

3 Thói quen "TIÊU TIỀN " giúp bạn sống dư dả và hạnh phúc hơn
3 thói quen tiêu tiền giúp bạn dư dả hơn


Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ nhưng tiêu tiền cho người khác khiến chúng ta hạnh phúc hơn là giữ nó cho riêng mình.

Nghiên cứu cho thấy từ thiện có tác động đến mức độ hạnh phúc. Các nghiên cứu cho thấy việc tặng quà cũng tạo ra những tác động sinh lý tích cực mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài đáng kể.

Tuy nhiên, có một điểm vướng mắc. Việc cho đi làm cho bạn cảm thấy tuyệt vời khi nó là tự nguyện và không mắc phải một số ràng buộc hay nghĩa vụ. Ngoài ra, không phải lúc nào việc cho đi cũng phải là từ thiện. Chi tiêu cho những món quà hoặc đồ ăn vặt cho bạn bè và những người thân yêu của bạn cũng là những lựa chọn tuyệt vời.

CÁCH THỰC HIỆN !

Đóng góp (ngay cả khi chỉ là một số tiền nhỏ) cho những hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện… Ưu tiên những người cho phép bạn tham gia nhiều hơn và thấy được tác động tích cực từ những đóng góp của bạn.

Tạo thói quen tặng quà chu đáo cho những người bạn quý trọng. Nó sẽ không chỉ khiến bạn và người nhận hạnh phúc mà còn làm cho mối quan hệ bền chặt hơn. Và một lần nữa, những món quà mang tính trải nghiệm như vé tham dự một sự kiện hoặc một hộp bánh quy ngon là những lựa chọn tốt hơn.

3. Có một số tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng của bạn

3 Thói quen "TIÊU TIỀN " giúp bạn sống dư dả và hạnh phúc hơn
3 thói quen tiêu tiền giúp bạn dư dả hơn

Để bảo vệ tiền của bạn khỏi tác động của lạm phát, bạn nên đầu tư khoản tiết kiệm của mình vào các tài sản tăng giá trị theo thời gian.

Nhưng đồng thời, bạn phải biết, số tiền đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể trong chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người ở cấp độ thấp hơn.

Nghiên cứu cho chúng ta biết, “có sẵn một tài khoản tiết kiệm mang lại cảm giác an toàn về tài chính, do đó có liên quan đến sự hài lòng hơn trong cuộc sống”.

CÁCH THỰC HIỆN !

Tốt nhất nên có quỹ khẩn cấp trị giá khoảng 3-6 tháng lương của bạn trong một tài khoản tiết kiệm riêng. Nhưng nếu bạn không thể quản lý điều đó, ít nhất hãy cố gắng có một vài nghìn đô la (trên chi phí trước mắt của bạn) trong đó.


Change to be rich !

0 nhận xét: