Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả

tháng 3 31, 2020 Greenstar 0 Comments

Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả
Phân biệt sổ thật hay sổ giả

Đứng trước vấn nạn giấy tờ nhà đất bị làm giả, gây không ít khó khăn và rủi ro pháp lý cho người dân khi mua nhà, do vậy, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn cách kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là thật hay giả:

1. Kiểm tra bằng kính lúp:


Giấy chứng nhận giả: Các họa tiết, hoa văn màu hồng không được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng.
Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả
Sổ giả

👉👉>>> Xem thêm chu kỳ thị trường bất động sản việt nam


Giấy chứng nhận thật: Các họa tiết, hoa văn màu hồng được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng.

Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả
Sổ thật


2. Dùng đèn pin (hoặc nguồn sáng khác):

Chiếu xiên một góc 10 - 20 độ với mặt giấy tại vị trí có hình dấu ở góc dưới bên phải của mặt trước:

Giấy chứng nhận giả: Hình dấu được tạo bởi các chi tiết lõm và không rõ nội dung.


Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả
Sổ giả


Giấy chứng nhận thật: Hình dấu được tạo bởi các chi tiết lồi và rõ nội dung.

Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả
Sổ thật


👉👉>>> Xem thêm chiến lược đầu tư bất động sản cho người ít vốn

3. Kiểm tra phôi in:

In trên OFFSET Tram, OFFSET nét
OFFSET Tram: là khi bạn nhìn vào hình ảnh sẽ thấy hình này được in dưới dạng những chấm to nhỏ khác nhau.

4. Kiểm tra số seri:

In typo, có hình dấu nổi
Kiểm tra các vị trí có thể bị tẩy xóa cơ học:
  • Số sổ.
  • Số vào sổ quyết định.
  • Loại đất.
  • Thời hạn
  • Hình thức sử dụng.
  • Diện tích (bằng số, bằng chữ)
  • Sơ đồ.
Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả
Cách phân biệt sổ đỏ thật hay giả


Đối với các sổ có trang bổ sung cần kiểm tra phương pháp in của phôi trang bổ sung (in OFFSET net), dấu giáp lai của trang phụ lục với sổ (kiểm tra phương pháp đóng dấu), các vị trí của trang bổ sung có bị tẩy xóa hay không (chuyển quyền sử dụng đất, diện tích...). Nếu sổ đã thế chấp nhiều lần cần kiểm tra kỹ dấu, chữ ký của Văn phòng đăng ký nhà đất hoặc phòng tài nguyên và môi trường.

5. Kiểm tra tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

Nếu có thể, bạn mang Giấy chứng nhận đến Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất để kiểm tra chắc chắn đây là thật.

Ngoài ra, bạn còn biết cách kiểm tra nào khác Giấy tờ giả hay thật thì có thể chia sẻ bên dưới bài viết này nhé. Chúc bạn ngày mới tốt lành !
                                                                                                                 
Changetoberich !

0 nhận xét:

Cách đọc thông số ghi trên "Sổ đỏ" hay "Sổ hồng"

tháng 3 31, 2020 Greenstar 0 Comments


CÁCH ĐỌC CÁC THÔNG SỐ GHI TRÊN “SỔ HỒNG”, “SỔ ĐỎ”
Cách đọc thông tin sổ đỏ, sổ hồng

Liên quan tới việc Nhà nước xác nhận quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với đất đai và tài sản gắn liền trên đất thì ở mỗi thời kỳ sẽ có 1 mẫu giấy chứng nhận khác nhau (Sau đây gọi chung là Sổ).

Cách đọc thông tin trên Sổ phải bắt đầu về việc phân biệt các loại sổ đỏ, sổ hồng, sổ trắng.
Đây là tên gọi dựa theo màu sắc của người dân.


👉 Mẫu chung hiện nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng mới) được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009.
👉 Trước 2010 (cụ thể trước ngày 10/12/2009, ngày Nghị định 88/2009 có hiệu lực thì gồm có 3 loại sổ đỏ và sổ hồng cũ, sổ trắng.
  •  Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  cấp cho Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối (khu vực ngoài đô thị). Mẫu sổ này được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 64-CP; Thông tư 346/1998/TT-TCĐC
  • Sổ hồng cũ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở >> cấp cho đất ở khu vực đô thị; mẫu sổ được Bộ Xây dựng ban hành căn cứ theo Nghị định 60-CP  ngày 05/7/1994.
  •  Sổ trắng: Tuy không có văn bản nào quy định là Sổ trắng nhưng trong thực tiễn nhiều địa phương xem Sổ trắng là các loại giấy tờ như: Bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở,…

Bên dưới trang bìa là số phôi của mẫu Sổ. Nhà nước in mẫu rồi gửi về cho địa phương. Địa phương cấp sổ cho ai đó thì địa phương có số để theo dõi riêng. Đó gọi là số vào sổ cấp giấy chứng nhận, thường ghi cuối trang 2.
Sau đây là cách đọc sổ mẫu hiện hành.

Trang 1: Xem thông tin người đứng tên trên sổ

Xem tại  Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Lưu ý đối với việc cấp sổ cho Hộ gia đình thì kể từ ngày 05/12/2017, thực hiện theo quy định tại Thông tư 53/2017/TT-BTNMT thì sẽ không còn ghi tên thành viên hộ gia đình trên sổ nữa; chỉ ghi tên chủ hộ mà thôi.

CÁCH ĐỌC CÁC THÔNG SỐ GHI TRÊN “SỔ HỒNG”, “SỔ ĐỎ”
Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng


Trang 2: 

(1) Xem thông tin thửa đất

  • Địa chỉ của thửa đất.
  • Xác định được phần diện tích được công nhận. Phần diện tích không được công nhận (thường là đất do lấn chiếm). Hoặc diện tích đất lưu không.
  • Xác định được kích thước các cạnh dựa vào bản vẽ hiện trạng trên sổ. Được ghi trực tiếp trên các cạnh. Hoặc căn cứ vào khoảng cách giữa các điểm.
  • Xác định mục đích sử dụng là đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp,..Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng phải làm thủ tục.
  • Xác định được phần diện tích sử dụng chung. Hoặc ngõ đi chung.
  • Xác định được thời hạn sử dụng đất là lâu dài, hay có thời hạn tới năm bao nhiêu. Nếu có thời hạn thì hết thời hạn chủ đất phải đi làm thủ tục gia hạn sử dụng. Hết thời hạn ghi trên sổ thì chủ đất không thể tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
  • Xác định được hướng thửa đất: Mũi tên chỉ theo hướng Bắc, bên phải là hướng Đông, trái là hướng Tây.
  • Xác định được tài sản gắn liền với đất: Ghi tại vị trí Công trình xây dựng khác.
  • Xác định được số thửa đất, số tờ bản đồ.
  • Xác định được nguồn gốc sử dụng đất: Với đất ở  thì ghi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất. Với đất trồng cây hàng năm thì ghi: Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng
Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng

(2) Xem thông tin nhà ở

Cách đọc sổ đỏ tốt nhất là hiểu được các ghi chép và ký hiệu về nhà ở.
  • Địa chỉ nhà ở
  • Diện tích xây dựng là diện tích nhà được xây dựng trên thửa đất.
  • Diện tích sàn là diện tích mặt bằng xây dựng. (Nếu xây đủ thì tính bằng diện tích xây dựng x số tầng)
  • Kết cấu: Bê tông, tường gạch, gỗ, mái tôn,…
  • Số tầng
  • Cấp (hạng): cấp 2, cấp 3 hay cấp 4.
  • Bản vẽ căn nhà: Thông thường trong tp HCM cập nhật đầy đủ chi tiết mục này hơn.

CÁCH ĐỌC CÁC THÔNG SỐ GHI TRÊN “SỔ HỒNG”, “SỔ ĐỎ”
Cách đọc sổ hồng, sổ đỏ

Trang 3, 4:

(1) Xem thông tin quy hoạch

Xem thông tin quy hoạch bằng Cách đọc sổ đỏ là cách làm cơ bản nhất.
  • Xem được thông tin quy hoạch ở phần ghi chú. Bao gồm cả việc khi bị thu hồi có được đền bù không.
  • Xác định được phần diện tích nằm trong quy hoạch căn cứ vào hình sơ đồ thửa đất.
  • Xem thông tin quy hoạch bằng cách căn cứ vào tọa độ và sử dụng phần mềm.
  • Xem thông tin biến động
  • Thông thường được cập nhật ở Phần IV. Nếu chưa ghi chép gì tức là chưa có biến động, chưa từng chuyển nhượng cho ai. Tính từ thời điểm cấp sổ gần nhất.
  • Xem thông tin bị hạn chế quyền
  • Xác định xem sổ có bị hạn chế quyền chuyển nhượng.
  • Xác định xem sổ có bị nợ nghĩa vụ tài chính. Sổ nợ nghĩa vụ tài chính không sang nhượng được. Hoặc không thể vay thế chấp ngân hàng.
  • Cơ quan cấp giấy chứng nhận. Cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể là quận huyện, sở tài nguyên môi trường. Hoặc UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu chỉ mua nhà đất và cập nhật tên lên sổ thì cơ quan cấp thường là văn phòng đăng ký đất đai. Và con dấu cũng là con dấu của văn phòng đăng ký đất đai.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận không quyết định giá trị tài sản. Nhưng Cách đọc sổ đỏ bằng cách này cũng khá thú vị. Ví dụ có thể bạn hỏi xem chủ nhà có nói dối về việc làm sổ ở đâu. Hoặc họ có phải là chính chủ đầu tiên của thửa đất không.

Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng
Cách đọc sổ đỏ, sổ hồng


Nội dung phần ghi chú

Phần ghi chú thường ghi nhận chuyển nhượng từ giấy chứng nhận nào. Từ bao giờ, do cơ quan thẩm quyền nào cấp. Ghi tại đây bởi chủ mới khi biến động sang tên thì đổi sổ luôn.

(2) Những thay đổi sau khi cấp GCN được ghi ở phần IV

  • Ghi thông tin thay đổi chủ sở hữu
  • Ghi thông tin thay đổi mục đích sử dụng đất.
  • Ghi thông tin tình trạng nghĩa vụ tài chính. Bao gồm cả việc nợ thuế.
  • Ghi thông tin đính chính GCN
  • Ghi thông tin tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo.
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
  • Dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận"
  • Số hiệu thửa đất
  • Số phát hành Giấy chứng nhận
  • Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
  • Mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận.
Hy vọng bài viết này giúp bạn biết cách đọc thông số cơ bản ghi trên sổ đỏ hay sổ hồng.

Changetoberich !

0 nhận xét:

3 Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà đất để không mất tiền ngu

tháng 3 30, 2020 Greenstar 0 Comments

3 Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà đất để không mất tiền ngu
Đặt cọc mua nhà đất

Trong quá trình kinh doanh hay mua bán bất động sản, việc đặt cọc mua và bán cực kỳ quan trọng. Điều này là một trong những yếu tốt quan trọng tạo sự tin tưởng cũng như là tiền đề đưa đến một giao dịch thành công.

Với những bạn tự học kinh doanh bất động sản hay những bạn mới mua nhà lần đầu tiên thì 3 lưu ý này sẽ giúp bạn rất nhiều trong những giao dịch đầu tiên.

1. Trước khi đặt cọc, bạn cần chuẩn bị những gì ?

3 Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà đất để không mất tiền ngu
Đặt cọc mua nhà đất


Sau khi xem và kiểm tra bất động sản, nếu thỏa thuận được giá cả thì đây là danh sách những việc cần chuẩn bị:

  • Kiểm tra tính chính danh của chủ sở hữu (chủ nhà) – chủ nhà có phải là chính chủ hay không? Đối chiếu thông tin chủ nhà: Tên, ảnh, số chứng minh nhân dân (CMND) hoặc căn cước công dân (CCCD) trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên CMND và ngược lại.
  • Xin 01 bản photo sổ hồng đem lên phường hoặc quận kiểm tra xem nhà hay bất động sản này có bị quy hoạch không? Hãy kiểm tra thông tin này tại Phòng Quản Lý Đô Thị hoặc Bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy Ban Nhân Dân Quận/ Huyện nơi nhà hay bất động sản tọa lạc.
  • Kiểm tra xem nhà hay bất động sản có bị ngăn chặn giao dịch không? Mang giấy photo chủ quyền nhà hay bất động sản đến Phòng Công Chứng hoặc Văn Phòng Công Chứng để hỏi. Một số căn nhà hay bất động sản bị vướng các vụ kiện tụng về tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án…sẽ bị ngăn chặn không công chứng được. Trong trường hợp này, bạn phải cẩn thận không để mất cọc nếu không công chứng được.
  • Soạn thảo hợp đồng đặc cọc. Nên nhớ bên nào soạn thảo hợp đồng đặt cọc là bên có lợi. Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng nhất vì nó là văn bản được ký đầu tiên giữa 02 bên giao dịch. Bạn nên nhờ một chuyên gia có kinh nghiệm hoặc một luật sư chuyên về bất động sản hỗ trợ phần này.
3 Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà đất để không mất tiền ngu
Đặt cọc mua nhà đất

Lưu ý: Để cho chắc bạn lên yêu cầu bên bán thêm mục ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc là:

 " Bên bán cam kết tại thời điểm mua bán căn nhà này không bị quy hoạch hay bị ngăn chặn mua bán do vướng tranh chấp kiện tụng gì. Nếu không đúng như cam kết trên bên bán phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc cho bên mua. "

Vì thực tế có rất nhiều trường hợp bị mất tiền cọc vì mua căn nhà dính vào quy hoạch, hay căn nhà đang bị tranh chấp nhưng chủ nhà giấu thông tin không cung cấp cho bạn. Hay do bạn không đi kiểm tra thông tin trên phường hay quận  về quy hoạch hay tính pháp lý của căn nhà đó trước khi đặt cọc.

Như vậy bạn cần hết sức lưu ý thông tin này. Cá nhân mình cũng từng bị mất tiền khi mua căn nhà lần đầu tiên, do không chịu đi kiểm chứng thông tin quy hoạch mà tin vào lời chủ nhà.


2. Trong khi đặt cọc cần chuẩn bị những gì?

3 Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà đất để không mất tiền ngu
Đặt cọc mua nhà đất

👉👉>>> Xem thêm chiến lược đầu tư bất động sản cho người ít vốn
 
Đến sớm hơn giờ hẹn 15 phút (bạn có thể tham khảo chọn giờ tốt giúp mọi việc suôn sẻ). Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng đặt cọc vẫn có hiệu lực theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc.

Cụ thể như sau: Điều 328. Đặt cọc
  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  • Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí...

Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ 01 người ký sau này rất rắc rối.

Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

3. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, bạn nên làm gì?

3 Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà đất để không mất tiền ngu
Đặt cọc mua nhà đất


Nếu phải vay ngân hàng, bạn nên liên lạc ngay để hỏi thủ tục ở các ngân hàng. Chọn ngân hàng cho vay tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện tài chính của mình và lãi suất cho vay ưu đãi.

Yêu cầu bên bán liên hệ với phòng công chứng soạn thảo sẵn hợp đồng công chứng. Trước khi ký hợp đồng mua bán công chứng nhớ đọc kỹ các điều khoản nội dung của hợp đồng.

Ba lưu ý về 3 giai đoạn trong khi đặt cọc này là vô cùng quan trọng. Thiếu một trong các bước đều sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho giao dịch sau này.


Changetoberich !

0 nhận xét:

Tự do tài chính là gì ? Cách để tự do tài chính ( Chi tiết )

tháng 3 29, 2020 Greenstar 0 Comments



1. Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là trạng thái không cần làm việc mà vẫn đủ tiền để sống theo phong cách của chính mình. Nói cách khác là bạn vẫn có thể sống tốt mà không cần phải làm việc.

Điều này hoàn toàn là thật và có rất nhiều người đã làm được. Nhiều người không còn làm việc vì tiền nữa, mà họ làm việc vì những nhu cầu còn cao hơn tiền bạc. Chẳng hạn như vì đam mê, muốn giúp đỡ cộng đồng hay vì muốn khẳng định mình.

Trước khi đạt được trạng thái tự do tài chính, bạn phải đạt được những cấp độ phía trước. 
Dưới đây là 4 cấp độ của sự giàu có:

  • 👉Đảm bảo tài chính: là trạng thái bạn đủ tiền chi tiêu trong vòng 6 tháng hay 1 năm mà không phải đi làm.
  • 👉An toàn tài chính: là trạng thái lượng tiền bạc tích lũy có thể sinh ra một khoản thu nhập thụ động đủ trang trải nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống. Nhu cầu cơ bản thường bao gồm nhà ở, ăn uống, đi lại, bảo hiểm.
  • 👉Tự do tài chính: là trạng thái mà các khoản thu nhập thụ động đủ trang trải cho cuộc sống bình thường của bạn.
  • 👉Dư dả tài chính: là trạng thái mà thu nhập thụ động sinh ra có thể đáp ứng mọi nhu cầu mà ta mong muốn.

Nhiều người đi làm từ lúc thanh thiếu niên cho tới tuổi nghỉ hưu mà không hề biết về những khái niệm này. Họ cho rằng, việc đi làm như vậy là hết sức bình thường vì biết bao thế hệ vẫn thế. Đây là quan niệm đã khắc sâu vào trong mỗi chúng ta.


Bạn biết không, rất nhiều 8x, 9x hiện nay họ đã nghỉ hưu rồi đấy. Vì họ không cần làm nữa mà vẫn có tiền để sống thoải mái.

Vậy thì làm sao để đạt được tự do tài chính? Phần tiếp theo là một ví dụ đơn giản về tự do tài chính. Sau đó sẽ là các bước để bạn thực hiện.

2. Ví dụ về tự do tài chính

Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?
Dưới đây là một ví dụ đơn giản về tự do tài chính từ nguồn thu nhập thụ động của lãi suất ngân hàng

Lưu ý: đây chỉ là ví dụ cho bạn thấy làm cách nào để được tự do (bỏ qua yếu tố lạm phát và những vấn đề khác)

Ví dụ: 

Bạn đang có thu nhập 20 triệu mỗi tháng. Mức sống của bạn là 5 triệu mỗi tháng hay 60 triệu mỗi năm. Do đó, mỗi tháng bạn sẽ tiết kiệm được 15 triệu.
  • Với lãi suất 7%/năm thì bạn chỉ cần tiết kiệm được 60*100/7=858 triệu (làm tròn lên) là bạn được tự do tài chính rồi. Như vậy khi đó chỉ cần gửi tiết kiệm ngân hàng 858 triệu với lãi suất 7%/năm hàng tháng bạn sẽ nhận được khoản tiền lãi là 5 triệu.
  • Như vậy để tiết kiệm được 858 triệu bạn sẽ mất 858/15=57.2 tháng (57.2/12=4.8 năm) để được tự do tài chính.
Nhưng nếu mức sống của bạn là 10 triệu/tháng thì bạn phải cần tới hơn 14.3 năm mới được tự do (tính tương tự như trên).

Sau đây là bảng tính mình đã tổng kết lại:

Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?
Bạn thấy đấy, nếu như chi tiêu càng ít và tiết kiếm càng nhiều. Bạn sẽ càng nhanh được tự do tài chính. Nếu bạn tiêu gần hết hoặc vượt quá số tiền làm ra thì bạn sẽ vật lộn với tiền bạc mãi mãi và sẽ không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn được.

Như vậy để đạt được tự do tài chính thì ngoài thu nhập, bạn cần phải cân đối với chi tiêu và nhu cầu. Phần tiếp theo là thứ tự các bước để bạn tiến tới tự do tài chính.

3. Làm sao để được tự do tài chính ?

Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?

Có tổng cộng 5 bước là: 
  • 👉 Kiếm tiền
  • 👉 Tích lũy tiền
  • 👉 Đầu tư tiền
  • 👉 Tạo thu nhập thụ động
  • 👉 Tự do tài chính

3.1 Kiếm tiền

Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?


Nói gì thì nói, bạn vẫn phải có tiền rồi mới nghĩa đến những điều xa hơn. Nếu như chưa có tiền thì bạn cần phải bỏ công sức lao động ra để kiếm tiền. Đây là những khoản thu nhập chủ động.

Có 2 cách để bạn có thể bỏ công sức và kiếm tiền:

  • Làm việc tại các công ty hoặc làm việc cho cá nhân và nhận lương tháng , tuần hay ngày. Đây là cách thức phổ biến mà hầu hết mọi người đều áp dụng.
  • Các thứ hai là trở thành một freelancer (người làm tự do). Đây đang là xu hướng của giới trẻ. Bạn có thể kiếm những công việc này trên website freelancer, đây là những trang trung gian việc làm.
  • Nếu bạn sinh ra đã có tiền sẵn thì chúc mừng bạn. Bạn có thể bỏ qua bước này và tiến thẳng tới bước 3 luôn. 
3.2 Tích lũy tiền bạc

Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?

Đây là một bước cực kỳ quan trọng. Có thể bạn và rất nhiều người đã quen với việc đi làm cả tháng mà cuối cùng nhìn lại không thấy tiền đâu?

Nguyên nhân là vì bạn tiêu hết số tiền kiếm được vào việc mua sắm và nhu cầu cá nhân. Điều này dẫn đến bạn không có tiền tích lũy. Đây là khoản tiền cần thiết để tiến đến bước thứ 3 là đầu tư. Bạn cần phải làm theo 2 bước sau để tăng tích lũy tiền bạc.

👉 Giảm ham muốn cá nhân: Ham muốn là bản chất của con người, ai cũng vậy hết. Khi có tiền, ai cũng muốn mua, mua hết thứ này đến thứ khác. 

Ví dụ về trường hợp mua điện thoại:
  • Lúc đầu thì mua cái điện thoại cục gạch chỉ có nghe gọi
  • Sau đó có tiền, thì mua cái điện thoại vào được mạng internet, chụp hinh, quay film
  • Tiếp tục lại muốn có điện thoại quay film, chụp hình đẹp hơn
  • Rồi điện thoại phải có bảo mật, chống nước, cấu hình mạnh để chơi game
  • Điện thoại phải mạ vàng, đính kim cương
  • Cái muốn của con người là vô tận. 
Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?

Một ví dụ khác nữa nhé:
  • Lúc đang đi bộ thì ước có cái xe đap
  • Khi có xe đạp rồi thì mong muốn có xe máy
  • Xe máy có rồi thì muốn có ô tô
  • khi ô tô đã có đầy đủ thì sắm máy bay riêng
  • Người đã có máy bay thì lại muốn đi tàu vũ trụ
  • Và chắc chắn rằng có cái gì hơn tàu vũ trụ thì con người cũng sẽ muốn đi.
  • Nếu cứ muốn như vậy thì bạn sẽ không biết bao nhiêu là đủ. Khi không biết bao nhiêu là đủ thì bạn sẽ không thể xác định được mức sống của bạn.
Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?


Có người làm chỉ 5 triệu một tháng họ vẫn tiêu đủ và còn dư nữa. Nhưng có những người làm 20 triệu một tháng vẫn không có đồng nào. Đó là tùy thuộc vào mức sống.
 
Do vậy, quan trọng nhất là phải biết mình muốn gì. Câu hỏi này không ai có thể trả lời được, ngoại trừ chính bạn.

Vì dụ với bản thân mình, mình chỉ cần chiếc điện thoại có chức năng nghe, gọi, kiểm tra email và một vài ứng dụng nhẹ. Mình không chơi game, cũng không mấy khi chụp hinh. Nên mình vẫn đang dùng Iphone 5s mặc dù em nó đã bị khai tử rồi.

Ngày nay, có rất nhiều chiến lược marketing có thể làm cho khách thèm muốn sản phẩm ngay lập tức. Bạn khó có thể cưỡng lại được !

Khi bạn đã xem sản phẩm gì đó thì hình ảnh quảng cáo của sản phẩm đó sẽ đi theo bạn. Nó làm bạn ám ảnh về sản phẩm đó và phải nhấn vào xem. Đây gọi là “re-marketing”.

Một mẹo để cắt đứt sự ham muốn là đừng theo dõi quảng cáo, càng xem thì bạn sẽ càng sinh ra ham muốn. Rồi lại vét những đồng tiền cuối cùng để mua cho bằng được. 
  • Chi tiêu tiết kiệm: Để có thể tích lũy được tiền thì bạn cần phải giảm chi tiêu cá nhân, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết. Không đổ tiền vào những việc vô bổ. Giảm chi tiêu ở đây là phải sống tằng tiện, khắc khổ. Có nhiều thứ tưởng chừng như rất cần thiết cho cuộc sống, nhưng đôi khi không phải như vậy. Mua về rồi cứ để mãi đó mà không dùng.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thật sự có rất nhiều thứ lãng phí. Nếu tinh ý bạn sẽ phát hiện ra và cắt giảm chúng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều đấy.

Mẹo: bạn có thể tham khảo phong cách sống tối giản. Đây là cách sống được nhiều người đang theo đuổi, cả ở Việt Nam và trên thế giới.


3.3 Đầu tư


Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?

Tích lũy tiền bạc là để có tiền đầu tư. Vậy đầu tư để làm gì?

Đầu tư để tạo ra thu nhập thụ động. Nếu đầu tư mà không tạo ra thu nhập thụ động thì bạn cũng sẽ phải làm mãi mà thôi. Bạn có thể tham khảo các hình thức đầu tư tài chính phổ biến hiện nay theo link mình để bên dưới

Ví dụ: Bạn là một bác sĩ. Bạn mở phòng mạch riêng do chính bạn làm bác sĩ. Bạn vẫn bỏ công sức ra để thu tiền về thì cũng chưa phải là thu nhập thụ động. Khi nào bạn thuê người làm thì mới tạo được thu nhập thụ động.

Theo 4 cấp độ giàu có ở trên thì thu nhập thụ động là yếu tố quan trọng để xác định bạn có tự do tài chính hay không. Vậy thì làm sao để tạo ra thu nhập thụ động?

3.4 Tạo thu nhập thụ động


Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?


Có rất nhiều cách để đầu tư và tạo nhu nhập thụ động. Nếu phải kể hết ra thì cung phải đến hàng trăm cách khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều cách không phù họp với tạo đa số mọi người.

Bạn có thể có được những nguồn thu nhập thụ động từ việc đầu tư ngoài đời thực hoặc trên Internet. Có rất nhiều cách thức kiếm tiền thụ động trên mạng mà có thể bạn chưa biết?

Mình đã một bài viết tổng hợp về các cách tạo thu nhập thụ động có thể làm ngay. Hy vọng bài viết sẽ cho bạn thêm ý tưởng để đầu tư và mang về nhiều nguồn thu nhập mà không cần phải làm gì.

Còn có rất nhiều nguồn có thể mang lại thu nhập thụ động khác. Nếu bạn có ý tưởng khác, hãy comment bên dưới bài viết để nhiều người cùng biết. 

3.5 Được tự do tài chính


Tự do tài chính là gì & cách để tự do tài chính
Tự do tài chính là gì?

Sau khi bạn đã có những nguồn thu nhập thụ động rồi. Công việc của bạn bây giờ là xem xét các nguồn thu nhập và chi tiêu.

Bạn xem thử các nguồn thu nhập động có thể trang trải đủ chi tiêu của bạn hay chưa? Nếu chưa đạt được thì bạn cần phải tiếp tục tăng nguồn thu nhập thụ động.
 
Nếu đã đủ rồi thì bạn sẽ đã đạt được trạng thái tự do tài chính. Lúc này, bạn có thể không cần làm nữa mà vẫn sống tốt.

Nhiều người chưa dừng lại ở đây. Họ vẫn tiếp tục làm tiếp để đạt được trạng thái cao hơn là “dư dả tài chính” để có thể làm được mọi điều họ muốn.

4. Kết lại

Như vậy, bài viết này đã giải thích rất cụ thể và chi tiết khái niệm về tự do tài chính và các bước để đạt được tự do tài chính. Hy vọng những kiến thức cơ bản này có thể giúp được bạn lập kế hoạch và sớm đạt được tự do tài chính.


Change to be rich !

0 nhận xét:

Những sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

tháng 3 29, 2020 Greenstar 0 Comments

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Đây là những sai lầm lớn nhất mà nhà đầu tư bất động sản không chuyên thường hay phạm vào, và dĩ nhiên còn có những vấn đề khác nữa. Một khi bạn biết cách tránh những lỗi sau, bạn sẽ có được những thành công trong việc đầu tư vào bất động sản. Đầu tư bất động sản – Đừng phạm vào những sai lầm chết người này.


1. Sai lầm thứ nhất

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Chi rất nhiều tiền cho việc mua sách vở, băng đĩa và tham dự nhiều khoá học về bất động sản nhưng sau đó bỏ hết chúng vào tủ sách và chẳng bao giờ ngó ngàng đến chúng nữa. Mình thấy ngạc nhiên khi nghe nhiều người muốn trở thành nhà đầu tư bất động sản đã chi rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc để tham dự các khoá học, đầu tư kiến thức nhưng họ chẳng bao giờ dùng đến chúng để khởi đầu việc đầu tư. Điều này không những gây lãng phí tiền của mà nó còn có thể là sai lầm nhất tài chính lớn nhất mà họ làm. Giả sử như những chương trình này chỉ dạy cho bạn cách đầu tư quá phức tạp và rủi ro…, nhưng lại không đầu tư một cách thông minh, điều này sẽ trở thành một bài học đất giá nhất trong cuộc
đời của bạn.




2. Sai lầm thứ hai

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Thất bại trong việc học những điều cơ bản trong vịêc đầu tư bất động sản. Ngoại trừ trường hợp thứ nhất, những nhà đầu tư bất động sản tiềm năng đều nhận ra rằng bất động sản là cách tốt nhất để tích luỹ tiền của và đầu tư liều lĩnh qua việc mua bán bất động sản nhưng lại chẳng biết chút kiến thức cơ
bản trong việc đầu tư. Những người như vậy luôn gặp khó khăn trong tài chính. Lời khuyên cho những người này là nên học cách đầu tư thông minh.

Đôi khi họ chỉ đầu tư theo kiểu chộp giựt hay nghe người khác mách nước. Và rồi họ xuống tiền và ngồi cầu nguyện cho bất động sản tăng giá bán ra để kiếm lời.



3. Sai lầm thứ ba

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Sợ phải chi một số tiền lớn cho việc đầu tư. Chúng ta đều sợ phạm sai lầm, đặc biệt là những sai lầm khủng khiếp về tài chính. Những nhà đầu tư lần đầu thường có tâm trạng lo sợ trong lòng. Điều quan trọng nhất mà họ cần làm là dẹp hết mọi lo lắng và đưa ra quyết định sáng suốt. Đừng đầu tư theo cảm tính, hãy đầu tư theo kiến thức.

Như thế để tránh đưa ra những quyết định sáng suốt thì điều kiện tiên quyết là sự am hiểu của bạn về lĩnh vực bất động sản. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ luôn quyết định dựa trên sự tính toán kỹ lưỡng chứ không bao giờ đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Họ không mua căn nhà này vì nó đẹp. Mà vì nó có vị trí tiềm năng, nó có nhiều giá trị về mặt sử dụng cũng như đầu tư.



4. Sai lầm thứ tư
 
Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Không tìm đủ số lượng bất động sản. Đừng cho rằng ngôi nhà đầu tiên bạn thấy là tuyệt vời. Có quá nhiều nhà đầu tư mua bất động sản mà họ cho là chúng quá đẹp hay họ lười đi xem những bất động sản khác ở những khu tốt hơn. Một phần trong việc đầu tư thành công là phải chọn cái tốt nhất và thích hợp với tài chính nhất.

Khi bạn đi xem nhiều bnaj sẽ biết được giá nhà ở từng khu vực thực tế đang như thế nào, nó cũng giúp bạn mua không bị hớ hay nó giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn về bất động sản. Ngoài ra đi xem nhiều cũng giúp bạn chọn ra được bất đất sản đẹp nhất và giá phù hợp nhất. Đừng ngại hãy xách xe ra và đi lòng vòng các khu mà bạn dự định sẽ mua, có nhiều điều thú vị lắm đấy.

5. Sai lầm thứ lăm

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản


Triệu chứng “một thương vụ tốt hơn chỉ gần đây thôi”. Đây là điều đối lặp với sai lầm thứ tư. Nhà đầu tư đã không bao giờ khởi đầu cho chương trình đầu tư vì họ hy vọng rằng sẽ có vài vụ tốt hơn ở đâu đây và họ cứ chờ…và chờ. Lời khuyên là bạn nên học cách biết mất bao nhiêu tiền trong việc trì hoãn đầu tư của bạn trong cả năm trời chỉ để chờ một thương vụ khác tốt hơn.

Đôi khi sự nhạy bén trong đầu tư là rất quan trọng. Nó giúp bạn đưa ra quyết định nhanh gọn và đúng đắn. Nói thì dễ nhưng làm mới khó, để có được sự nhạy bén đó bạn cần phải có kinh nghiệm và sự tùng trải trong đầu tư mới có thể có được. Cái gì luyện thì cũng sẽ có được nhưng cần phải có thời gian và công sức.

6. Sai lầm thứ sáu

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Nghĩ rằng việc đầu tư bất động sản là một trò chơi quá phức tạp và khắc nghiệt, chì dành cho những người giàu có tham gia. Việc đầu tư vào bất động sản không quá khó khăn. Những ai có ý định đầu tư
đều có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Không có lĩnh vực nào sinh ra chỉ để dành cho riêng một ai đó hay một nhóm người nào đó. Ai cung có thể đầu tư được, quan trọng là bạn yêu nó bỏ thời gian công sức ra đầu tư nghiên cứu về nó đã.
Chứ khi sinh ra không ai đã là nhà đầu tư chuyên nghiệp cả, thời gian, kinh nghiệm và sự trải nghiệm đã làm nên họ.

7. Sai lầm thứ bảy 

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản


Quá đam mê bất động sản. Quá nhiều nhà đầu tư yêu thích bất động sản của họ. Họ đã xem thấy chúng
sinh lợi thế nào, lưu lượng tiền mặt tăng mỗi năm. Nhưng vấn đề là có hai sai lầm ở đây:
  • Điều đầu tiên là bạn đừng để mình bị lừa khi nghĩ đến mức sinh lời của bất động sản khi đem ra bán chúng bởi vì bạn cho rằng lưu lượng tiền mặt của bạn càng cao hơn khi quyết định mua bất động sản này.
  • Điều thứ hai là bạn cố duy trì mối quan hệ bạn tốt với chủ nhà biết đâu sẽ làm bạn gặp thất bại trong việc duy trì những tiêu chuẩn cơ bản khi thuê bất động sản mà chúng đang bị mất giá.
8. Sai lầm thứ tám

Thất bại trong việc lên kế hoạch tài chính. Trước khi mua bất động sản lần đầu tiên, dĩ nhiên bạn phải phân tích tài chính, xác định việc bạn mong chờ gỉ trong việc đầu tư này.v Thời gian luôn chống lại tiền bạc. Bạn càng mong có nhiều tiền bạc thì bạn cũng mất nhiều thời gian để đạt được mục tiêu tài chính của bạn.

Như vậy hãy lập cho mình một kế hoạch tài chính cụ thể chi tiết trước khi đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực gì. Bất động sản cũng không ngoại lệ.
9. Sai lầm thứ chín

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản


Cố theo đuổi việc mua bất động sản mà người bán lại chẳng muốn bán. Nhiều nhà đầu tư tiềm năng luôn cố theo đuổi việc đầu tư bất động sản mà chúng thật sự chưa có giá trị lắm trên thị trường. Điều này nghĩa là người sở hữu bất động sản luôn rao mời với thái độ như “Chắc mà, chúng sẽ được bán…với cái giá này”. Thật không may mắn là “với cái giá này” có nghĩa là người mua nhà chẳng có chút khôn ngoan tài chính nào. Điều này cũng đồng nghĩa anh ta hay cô ta đang lãng phí thời gian theo đuổi những thứ mà chúng không có giá trị.

Bạn hãy đầu tư bằng lý trí đừng đầu tư theo cảm xúc, hãy nghĩ là còn có rất nhiều bất động sản tốt như thế thậm chí tốt hơn thế. Hãy đùng mất thời gian vào những vụ mua bán mà chủ nhà không muốn bán. Nó chỉ làm mất thời gian và công sức của bạn thôi. Thậm chí trong thời gian thuyết phục chủ nhà bán cho bạn thì vô tình đã có rất nhiều cơ hội tốt khác ngoài kia đang lần lượt vuột khỏi tay bạn rồi.

10. Sai lầm thứ mười 

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Tin rằng bạn sẽ giàu có rất nhanh mà không sử dụng tiền của chính bạn. Chuyện giàu có chỉ qua một đêm là chuyện không tưởng. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là bạn có thể làm. Bạn có thể gia nhập và hàng triệu người đang tạo ra thu nhập qua việc đầu tư bất động sản. 

Hãy bỏ cái suy nghĩ là cứ đầu tư bất động sản là giàu có đi. Không ít người ngoài kia đã ôm cục nợ siêu to khổng lồ, rồi có hàng ngàn người phá sản liên quan đến bất động sản. Không có lĩnh vực đầu tư là dễ cả, cũng không có lĩnh vực nào dễ ăn cả. Quan trọng bạn phải trang bị đủ vốn đã:

  • Vốn kiến thức
  • Vốn tiền
  • Vồn quan hệ
11. Lỗi thứ mười một 

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Không chi tiền cho việc đầu tư là không đúng. Mình có thể chỉ ra vài nơi, vài cách cần có tiền để có được giao dịch và tạo ra lợi nhuận. Bạn phải học cách xử lý nhiều cách cho một vấn đề mà tránh được rủi ro cao. Bạn phải học cách dùng tiền để tạo ra sự giàu có nhưng vẫn tránh được rủi ro tài chính.

Để có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư hơn bạn có thể học hỏi những người thành công trong lĩnh vực bất động sản. Chi tiền ra để xin lời khuyên đầu tư bất động sản từ các chuyên gia. Có nhiều thứ bạn cần phải chi đến tiền trong quá trình đầu tư lắm. Đừng có nghe những lời khuyên free. Vì thường chúng sẽ là những lời khuyên đắt nhất.

12. Lỗi thứ mười hai 

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản


Không phân tích đánh giá chuyện tiền bạc cho vụ đầu tư bất động sản tiềm năng. Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất của nhà đầu tư, hay nhà đầu tư tiềm năng đã làm. Nhiều người đã quyết định chi một số tiền lớn để đầu tư mà chẳng quan tâm bất động sản này sẽ dùng như thế nào.

Hay nó sẽ có tiềm năng mang lợi lợi nhuận như thế nào trong tương lai, kế hoạch sử dụng sau khi đầu tư là gì ? Bạn đừng đầu tư theo kiểu mua xong rồi ngồi cầu nguyện cho giá tăng lên rồi bán kiếm tiền chênh lệch. 

Ví dụ : 

Có những nhà đầu tư mua đất nền xung quanh khu công nghiệp. Họ không ngồi chờ giá tăng lên và bán. Mà họ đã có kế hoạch xây một dãy các nhà trọ cho công nhân các khu công ngiệp ở đó thuê. Họ quyết định đầu tư vào dòng tiền. Họ đầu tư mảnh đất này với kế hoạch xây nhà cho thuê và có thu nhập đều đặn hàng tháng. Chứ họ không chỉ biết ngồi chờ đợi không.

13. Lỗi thứ mười ba 

Những  sai lầm chết người khi đầu tư bất động sản

Cho rằng việc trả tiền phí ngân hàng cũng như việc vay nợ thế chấp là chuyện tệ hại. Nếu bạn học được những điều từ ba mẹ hay ông bà, những người sinh sống trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bạn sẽ phải nghi ngờ với triết lý này. Mình xin giải thích cho bạn:

  • Trước hết, việc vay nợ thế chấp rất tốt, và không đáng sợ lắm. Không nhà đầu tư nào là không dùng dòn bẩy tài chính cả. Nhưng người ta dùng nó một cách khôn ngoan có tính toán.
  • Thứ hai, những khoản vay nợ thế chấp là những chìa khoá để tạo sự giàu có trong đầu tư bất động sản.


Changetoberich !

0 nhận xét: